Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) như thế nào? – Bảo An (Bình Dương)

Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (Hình từ internet)

1. Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Ngày 14/11/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 150/NQ-CP về Kế hoạch hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo đó, kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) như sau:

- Phối hợp xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi):

+ Trình Chính phủ trước ngày 25/11/2022.

+ Gửi Thường trực Ủy ban Kinh tế trước ngày 01/12/2022.

- Xây dựng nội dung lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi): Tháng 11/2022.

- Đăng tải dự án Luật Đất đai (sửa đổi) lấy ý kiến công khai: Tháng 12/2022 - tháng 01/2023.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) (theo kế hoạch của Quốc hội): Tháng 01 - 02/2023.

- Tổng hợp và xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của Nhân dân đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi):

+ Trình Chính phủ trước ngày 10/3/2023.

+ Gửi Thường trực Ủy ban Kinh tế trước ngày 01/4/2023.

2. Quy định về lấy ý kiến nhân dân với dự án luật

Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại ba kỳ họp theo trình tự sau đây:

- Tại kỳ họp thứ nhất, trình tự xem xét, thảo luận dự án luật được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 74 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

- Trong thời gian giữa kỳ họp thứ nhất và kỳ họp thứ hai, việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật được thực hiện theo trình tự sau đây:

+ Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật chủ trì, phối hợp với Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, Thường trực Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật;

+ Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo luật theo quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội (nếu có).

Đối với những chính sách mới được đại biểu Quốc hội, Nhân dân đề nghị bổ sung vào dự thảo thì trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật tổ chức đánh giá tác động của chính sách để báo cáo Quốc hội;

+ Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức thẩm tra dự án luật đã được chỉnh lý;

+ Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc chỉnh lý dự thảo luật theo trình tự quy định tại Điều 71 của Luật này. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự thảo luật theo quy định;

- Tại kỳ họp thứ hai:

+ Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật; kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án luật (nếu có);

+ Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật đã được chỉnh lý;

+ Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án, dự thảo có thể được thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội.

Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật có trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến dự án mà đại biểu Quốc hội nêu;

+ Đối với những vấn đề quan trọng, vấn đề lớn của dự án luật còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, Tổng thư ký Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến những vấn đề trình Quốc hội biểu quyết;

+ Tổng thư ký Quốc hội tổ chức tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội, kết quả biểu quyết để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội và gửi cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật;

- Trong thời gian giữa kỳ họp thứ hai và kỳ họp thứ ba, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật theo trình tự quy định;

- Tại kỳ họp thứ ba, trình tự xem xét, thông qua dự thảo luật được thực hiện theo quy định;

- Trong trường hợp dự thảo luật chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì Quốc hội xem xét, quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
371 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;