Trách nhiệm bồi thường khi người gây thiệt hại chết

Về nguyên tắc thì người nào có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác thì người đó phải BTTH do mình gây ra. Nhưng nếu người gây thiệt hại chết khi chưa thực hiện nghĩa vụ BTTH thì người bị thiệt hại sẽ đòi bồi thường từ ai?

Trách nhiệm bồi thường khi người gây thiệt hại chết

Trách nhiệm bồi thường khi người gây thiệt hại chết (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại thì cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Và về nguyên tắc bồi thường thiệt hại phải đảm bảo:

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trường hợp người gây thiệt hại chết khi chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ nghĩa vụ BTTH do mình gây ra thì trách nhiệm bồi thường còn lại sẽ được chuyển giao cho những người thừa kế của người đó thực hiện. Căn cứ theo quy định cụ thể tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015:

Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, khi người gây thiệt hại chết không có nghĩa trách nhiệm BTTH cũng chấm dứt theo. Nếu người gây thiệt hại có người thừa kế và có để lại di sản thừa kế thì những chủ thể này có trách nhiệm kế thừa và thực hiện nghĩa vụ BTTH trong phạm vi di sản do người chết để lại. Việc xác định người thừa kế có trách nhiệm bồi thường sẽ căn cứ theo hàng thừa kế. Cụ thể:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Đây là căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm của người bị thiệt hại. Đảm bảo rằng, người bị thiệt hại có căn cứ yêu cầu bồi thường dù người gây thiệt hại đã chết nhưng có để lại di sản.

Thuỳ Trâm

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1798 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;