Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người nước ngoài

Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

 

Theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước Pháp luật; Nhà nước sẽ bảo đảm quyền tự do trong lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, bất kỳ ai cũng không được xâm phạm đến quyền tự do ấy. Đây là quyền bất khả xâm phạm được ghi nhận trong Hiến pháp hiện hành.

Vừa qua, tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đầu tiên của Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa Dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2016. Qua đó, tập trung trao đổi, thảo luận, góp ý kiến về một số vấn đề quan trọng trong Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Dự thảo Luật đã khẳng định và cụ thể hóa nội hàm về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân, tổ chức và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

Theo đó, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Cụ thể người nước ngoài cư trú hợp pháp sẽ có các quyền sau:

  • Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tôn giáo;
  • Thuê địa điểm để sinh hoạt tôn giáo;
  • Mời chức sắc là người Việt Nam hoặc người nước ngoài thực hiện các lễ nghi tôn giáo, vào tu tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam, theo học tại trường đào tạo tôn giáo hoặc lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
  • Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo và đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài được giảng đạo tại Việt Nam.

Trong hoạt động sinh hoạt tôn giáo của mình, người nước ngoài được sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở tôn giáo hoặc các địa điểm hợp pháp khác như tín đồ tôn giáo Việt Nam. Nếu người nước ngoài có nhu cầu tập trung để sinh hoạt tôn giáo riêng tại cơ sở tôn giáo hoặc tại địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam thì có thể gửi hồ sơ đề nghị đến ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi sinh hoạt tôn giáo tập trung để xin phép. 

Đồng thời, người nước ngoài khi tham gia theo học tại trường đào tạo tôn giáo ở Việt Nam phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tuân thủ quy định về xuất, nhập cảnh và các quy định pháp luật khác có liên quan, được cơ sở đào tạo tôn giáo đề nghị.

Dự thảo Luật đang được Ban soạn thảo tổ chức, lấy ý kiến tiếp thu trên trên nguyên tác dân tộc, pháp quyền và quốc tế.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1343 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;