Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Nhãn hàng hóa
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/2006/NĐ-CP có nhiều nội dung đáng chú ý như:
- Bổ sung: "Hàng hóa nhập lậu bị tịch thu bán đấu giá" là đối tượng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định về Nhãn hàng hóa.
- Sửa đổi: "Ngày sản xuất" là mốc thời gian hoàn thành công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hoá đó.
- Sửa đổi: "Hạn sử dụng" là mốc thời gian mà trước mốc thời gian đó hàng hóa vẫn giữ được đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất
- Bãi bỏ: quy định về "Xuất xứ hàng hóa".
- Bổ sung: "Hàng hóa là linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ sửa chữa bảo hành hàng hóa của chính hãng, không nhằm mục đích mua bán" thì không bắt buộc phải ghi nhãn.
Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung về "Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa" của một số loại hàng hóa đã quy định tại Nghị định 89. Trong đó có những hoàng hóa đáng chú ý như sau:
- Kính mắt
-
Khăn ướt, bàn chải đánh răng, bỉm, băng vệ sinh, khẩu trang, bông tẩy trang, bao cao su... (Nhóm sản phẩm chăm sóc cá nhân)
- Dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm
Đặc biệt, dự thảo cũng quy định cụ thể về nhãn của loại hàng hóa được chia, san chiết, nạp, đóng gói lại thì phải ghi ngày chia, san chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất trên nhãn gốc. Như vậy, rất nhiều các loại hàng hóa như: hóa mỹ phẩm nhập ngoại, sẽ buộc phải ghi thêm ngày san chiết, đóng gói lại tại Việt Nam nếu có.
Dự thảo về Nhãn hàng hóa cũng yêu cầu chặt chẽ hơn đối với những loại hàng hóa ghi nhãn theo kiểu "sản xuất bởi hãng" (Ví dụ như: Made by Nokia) thì phải kèm theo tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hoá đó.
Toàn văn Dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Nhãn hàng hóa.