Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính 2019 đang được Bộ Y tế đưa ra lấy ý kiến.
Quyền chuyển đổi giới tính đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 và được quy định Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015. Đến nay, quy định này đã được cụ thể hóa tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính năm 2019.
Theo đó, tại Dự thảo có nêu rõ người chuyển đổi giới tính là người có giới tính sinh học hoàn thiện, có nhận diện giới khác với giới tính khi sinh ra và quan trọng là đã được can thiệp y học để chuyển giới. Khi đăng ký thay đổi hộ tịch, người chuyển giới cần có giấy công nhận đã can thiệp y học chuyển giới.
Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là một hoặc toàn bộ quá trình từ điều trị nội tiết tố sinh dục đến phẫu thuật ngực, phẫu thuật bộ phận sinh dục.
Người chuyển giới được can thiệp y học phải là người trên 18 tuổi, độc thân, có đủ sức khỏe và không chống chỉ định điều trị nội tiết tố sinh dục.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, quy định yêu cầu người chuyển giới phải là người được can thiệp y học, cụ thể là phải trải qua quá trình phẫu thuật đã nhận được nhiều ý kiến không đồng tình từ cộng đồng người chuyển giới. Bởi nhiều người chỉ mong muốn được pháp luật công nhận giới tính của mình và thay đổi họ tên, giới tính trong giấy tờ tùy thân cho phù hợp với giới tính mới, mặt khác việc phẫu thuật chuyển giới cũng hết sức tốn kém và không nhiều người có thể đáp ứng được điều kiện này.
Do đó, Bộ Y tế đã giải trình và gửi Chính phủ, theo đó bổ sung thêm trường hợp người chuyển giới không cần phải phẫu thuật mà vẫn được pháp luật công nhận, gồm có:
-
Có xác nhận đã kiểm tra tâm lý xác định khác với giới tính sinh học hiện có;
-
Người chuyển giới đã điều trị nội tiết tố sinh dục ít nhất là 02 năm.
Nội dung chi tiết xem tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính năm 2019.
- Từ khóa:
- Chuyển đổi giới tính
- Người chuyển giới