Chấp hành viên là ai? Cần tiêu chuẩn gì để trở thành chấp hành viên?

Khi nhắc đến việc thi hành các bản án, quyết định dân sự thì sẽ nghe nhắc đến chấp hành viên. Vậy chấp hành viên là ai và cần tiêu chuẩn gì để trở thành chấp hành viên?

Chấp hành viên là ai? Cần tiêu chuẩn gì để trở thành chấp hành viên?

Chấp hành viên là ai? Cần tiêu chuẩn gì để trở thành chấp hành viên? (Hình từ internet)

1. Chấp hành viên là ai?

- Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.

- Chấp hành viên có ba ngạch gồm:

+ Chấp hành viên sơ cấp;

+ Chấp hành viên trung cấp;

+ Chấp hành viên cao cấp.

- Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.

2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên

2.1. Tiêu chuẩn chung của chấp hành viên:

Công dân Việt Nam đáp ứng các điều kiện sau thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên:

- Trung thành với Tổ quốc;

- Trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt;

- Có trình độ cử nhân luật trở lên;

- Có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2.2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên sơ cấp

Người có đủ tiêu chuẩn tại mục (2.1) và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:

- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;

- Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;

- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.

2.3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên trung cấp

Người có đủ tiêu chuẩn tại mục (2.1) và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp:

- Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;

- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.

2.4. Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên cao cấp

Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại mục (2.1) và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp:

- Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;

- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.

2.5. Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên trong quân đội

- Người có đủ tiêu chuẩn mục (2.1) và là sỹ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm Chấp hành viên trong quân đội.

- Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp trong quân đội được thực hiện theo mục (2.2), (2.3), (2.4).

2.6. Một số trường hợp bổ nhiệm chấp hành viên đặc biệt

- Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên được điều động đến công tác tại cơ quan thi hành án dân sự, người đã từng là Chấp hành viên nhưng được bố trí làm nhiệm vụ khác và có đủ điều kiện tại mục (2.1) thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên ở ngạch tương đương không qua thi tuyển.

- Trường hợp đặc biệt do nhu cầu bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, người có đủ tiêu chuẩn tại mục (2.1) và:

+ Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp;

+ Đã có 10 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp;

+ Đã có 15 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp không qua thi tuyển.

(Điều 17, 18 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi năm 2014)

Diễm My

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
241 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;