Cha, mẹ có được giành lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn hay không?

“Tôi kết hôn được 10 năm và có 01 bé gái, vì không hợp nhau nên quyết định ly hôn. Do điều kiện của chồng tốt hơn nên con gái đang được chồng chăm sóc. Nay điều kiện kinh tế của tôi đã tốt hơn thì có được giành lại quyền nuôi con không?” Đây là câu hỏi của chị N.T.T gửi về cho THƯ KÝ LUẬT.

giành lại quyền nuôi con

Cha, mẹ có được giành lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn hay không? (Ảnh minh họa)

Sau đây Ban biên tập THƯ KÝ LUẬT xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, sau khi ly hôn trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ thì Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Do đó, theo quy định, người đang trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con, giao lại quyền nuôi con cho người không trực tiếp nuôi con (chồng hoặc vợ cũ), hoặc người không trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con để giành lại quyền nuôi con. Đồng thời, trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì trên cơ sở lợi ích của con, người thân thích hoặc cơ quan, tổ chức nhà nước có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con (nói cách khác là giành lại quyền nuôi con) được Tòa án giải quyết khi thuộc một trong các căn cứ sau đây:

Một là, cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.

Theo đó, khi hai vợ chồng thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, hai vợ chông cùng làm đơn thỏa thuận, sau đó yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi đã có sự thảo thuận.

Sau khi nhận được yêu cầu, Tòa án sẽ xem xét và kiểm tra điều kiện nuôi dưỡng của cha hoặc mẹ là người muốn giành quyền nuôi con, nếu xét thấy việc thỏa thuận là hoàn toàn tự nguyện và phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ ra quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Hai là, người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Theo đó, trường hợp vợ hoặc chồng là người không trực tiếp nuôi dưỡng con nhận thấy người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án thay đổi quyền người trực tiếp nuôi con. Điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con được xem xét trên phương diện:

  • Về kinh tế: Cha hoặc mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng con phải có điều kiện kinh tế ổn định, đáp ứng đầy đủ về nhu cầu vật chất và điều kiện sống tối thiểu cho con và chính bản thân họ.

  • Về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng: Cha hoặc mẹ là người trực tiếp nuôi con là người có đầy đủ hành vi dân sự theo quy định, có thười gian trông nom, giáo dục con cái, chăm sóc, yêu thương con, tạo một tinh thần thoải mái cho con.

Đồng thời, cần lưu ý, trong trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc giành lại quyền nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con.

Như vậy, theo phân tích trên, chị T có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp chị và chồng cũ đã có sự thỏa thuận với nhau hoặc khi có căn cứ về việc chồng cũ của chị không có đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, đồng thời, nếu con chị trên 7 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con (muốn sống với cha hay với mẹ). Do đó, trường hợp ngược lại, nếu chồng cũ của chị T có đầy đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và không đồng ý thỏa thuận thì Tòa án sẽ không giải quyết yêu cầu của chị T.  

Ty Na

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
970 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;