Yêu cầu đối với đoạn đường sắt trong phạm vi đường ngang

Thời gian trở lại đây, có rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xuất phát từ các đoạn đường sắt giao với đường ngang, vì thế phải đặt ra các yêu cầu đảm bảo an toàn nghiêm ngặt đối với các đoạn đường này.

Nhà nước cũng đã ban hành rất nhiều chính sách về vấn đề trên, một trong số đó là Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt.

Theo Thông tư 25, đoạn đường sắt trong phạm vi đường ngang phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Yêu cầu về kỹ thuật

Kết cấu mặt đường ngang phải đặt ray hộ bánh hoặc kết cấu khác để tạo khoảng cách má trong giữa ray chính với ray hộ bánh hoặc giữa ray chính với kết cấu đó đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Ray hộ bánh hoặc kết cấu tạo khe ray phải đặt hết phạm vi hai vai đường bộ;
  • Chiều rộng khe ray:
    • Đối với đường ngang nằm trên đường thẳng hoặc đường cong có bán kính từ 500 mét trở lên: Khe ray rộng 75 milimét;
    • Đối với các đường ngang nằm trên đường cong có bán kính nhỏ hơn 500 mét: Khe ray rộng 75 milimét + 1/2 độ mở rộng của đường cong theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.
  • Chiều sâu khe ray ít nhất là 45 milimét (mm);
  • Trường hợp mặt đường bộ trong lòng đường sắt bằng bê tông nhựa phải dùng ray hộ bánh để tạo khe ray; cao độ ray hộ bánh bằng cao độ ray chính;
  • Trường hợp mặt đường bộ trong lòng đường sắt bằng các tấm đan bê tông cốt thép, mép tấm đan sát ray chính phải có cấu tạo đặc biệt để tạo khe ray;
  • Trường hợp đặt ray hộ bánh, đầu ray được xử lý như sau:
    • Hai đầu ray được uốn vào phía trong lòng đường sắt. Chiều dài đoạn đầu ray hộ bánh được uốn là 500 milimét, khe ray tại vị trí bắt đầu uốn, khe ray tại vị trí cuối cùng của ray là 250 milimét.
    • Tại vị trí điểm bắt đầu uốn và vị trí cuối cùng của ray hộ bánh phải được liên kết chặt chẽ với tà vẹt;
  • Không đặt mối nối ray trong phạm vi đường ngang. Nếu đường ngang dài phải hàn liền mối ray, khi chưa hàn được thì dồn ray làm cháy mối;
  • Các phối kiện nối giữ ray phải đầy đủ, liên kết chặt chẽ.

2. Yêu cầu về vật liệu:

  • Tà vẹt đặt trong phạm vi đường ngang dùng tà vẹt bê tông cốt thép, hạn chế dùng tà vẹt sắt hoặc tà vẹt gỗ. Nếu đặt tà vẹt gỗ thì phải dùng loại gỗ tốt có ngâm tẩm dầu phòng mục;
  • Nền đá ba lát tại đường ngang phải sạch, đủ độ dày và bảo đảm tiêu chuẩn quy định.

Thông tư 25/2018/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.

- Thanh Lâm -

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1686 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;