Qua vụ tai nạn thảm khốc tại đèo Prenn vừa qua, bên cạnh những mất mát mà hành khách trên xe Lê Mỹ không may gặp phải, một câu hỏi đặt ra trách nhiệm bồi thường kịp thời để xoa dịu phần nào những nỗi đau mất người thân của những hành khách trên xe thuộc về ai?
Ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Khi bạn mua vé đi xe khách, tàu lửa thì giữa bạn và phía chủ xe đã phát sinh một hợp đồng vận chuyển hành khách và hợp đồng này được điều chính bởi Bộ Luật Dân sự 2015. Vé xe chính là bằng chứng xác nhận hợp đồng được kí kết giữa hai bên. Theo quy định tại Điều 534 Bộ Luật Dân sự 2015, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ xe gồm:
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 103/2008/NĐ-CP, chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Nghị định này và Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính quy định.
Theo đó, khi tai nạn, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại (Điều 14)
Như vậy, ngoài chủ xe gây tai nạn phải chịu trách nhiệm trực tiếp bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm mà chủ xe đã tham gia cũng phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định.
Xe Lê Mỹ gây tai nạn tại đèo Prenn hôm 19/6/2016.
Nội dung bồi thường thiệt hại?
Khi tai nạn xảy ra, chủ xe gây ra tai nạn buộc phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe hoặc tính mạng cho hành khách tùy theo thỏa thuận nhưng không được ít hơn những thiệt hại cơ bản theo nội dung tại Điều 590, 591 Bộ Luật Dân sự 2015, quy định:
Nội dung bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm:
Nội dung bồi thường do tính mạng bị xâm phạm:
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa có bắt buộc phải mua bảo hiểm cho khách du lịch?
Pháp luật hiện hành chưa có quy định bắt buộc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải mua bảo hiểm cho khách du lịch mà phụ thuộc vào sự tự nguyện của hành khách. Cụ thể tại Khoản 2 Điều 45 Luật Du lịch 2005, quy định doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa có nghĩa vụ mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu. Và hầu hết các quan hệ bồi thường phát sinh đều do Bộ Luật Dân sự điều chỉnh.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |