Xây dựng các quy định về thu giữ tài sản của TCTD phải bảo đảm phù hợp với Hiến pháp

Xây dựng các quy định về thu giữ tài sản của TCTD phải bảo đảm phù hợp với Hiến pháp
Trần Thanh Rin

Xây dựng các quy định về thu giữ tài sản của TCTD phải bảo đảm phù hợp với Hiến pháp là nội dung được đề cập tại Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 31/3/2023.

Xây dựng các quy định về thu giữ tài sản của TCTD phải bảo đảm phù hợp với Hiến pháp

Xây dựng các quy định về thu giữ tài sản của TCTD phải bảo đảm phù hợp với Hiến pháp (Hình từ Internet)

Chính phủ ban hành Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 31/3/2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2023.

Theo đó, Chính phủ quyết nghị một số nội dung sau đây:

Xây dựng các quy định về thu giữ tài sản của TCTD phải bảo đảm phù hợp với Hiến pháp

Đối với dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chính phủ cơ bản thống nhất với nội dung và giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên liên quan phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Việc xây dựng dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), phải thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực ngân hàng và các yêu cầu, định hướng, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản nêu trên.

- Nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các Thành viên Chính phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Đặt lợi ích chung của đất nước là mục tiêu của việc xây dựng dự án dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi);

Các quy định của Luật phải khắc phục được các vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, góp phần khơi thông nguồn tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xử lý vấn đề sở hữu chéo, góp phần phòng, chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng.

- Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng; nâng cao vai trò của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng;

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề tiêu cực, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.

- Tiếp tục hoàn thiện Báo cáo tổng kết thi hành Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, xác định rõ vấn đề khó khăn, bất cập và nguyên nhân để đề xuất giải pháp hiệu lực, hiệu quả khắc phục các khó khăn, bất cập đó.

- Xây dựng các quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán, thu giữ tài sản bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn hoạt động của các tổ chức tín dụng;

Quy định rõ thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc quyết định việc cho vay đặc biệt, không quy định việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung này để phù hợp với tinh thần tăng cường vai trò, nâng cao trách nhiệm của Thành viên Chính phủ tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022

Hoàn thiện các quy định liên quan đến tổ chức, quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng nhằm nâng cao hơn nữa năng lực quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng, ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo, thao túng, chi phối.

- Nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng, bảo đảm tính khả thi và tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

- Tiếp tục lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân liên quan để hoàn thiện dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) theo quy định.

Giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Hoàn thiện 03 chính sách mới trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam

Cụ thể tại Nghị quyết 46/NQ-CP, chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện thủ tục theo quy định pháp luật để Chính phủ trình Quốc hội xem xét đưa vào Nghị quyết chung của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) một số chính sách mới trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam về 03 chính sách như sau:

(1) Thực hiện chủ trương cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ. Giao Chính phủ quyết định danh sách cụ thể các nước, vùng lãnh thổ trên cơ sở có đi có lại, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam;

(2) Nâng thời hạn thị thực điện tử từ không quá 30 ngày lên không quá 03 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần;

(3) Nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày. Giao Bộ trưởng Bộ Công an ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 về nội dung trên.

Xem thêm nội dung tại Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 31/3/2023

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

460 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;