Khi các học sinh lớp 12 đang ráo riết trang bị kiến thức cho mình để chuẩn bị cho bước ngoặt lớn trong cuộc đời, thì cũng gần đến lúc đất nước kêu gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bốn chữ "Nghĩa vụ quân sự" người nghe thấy thiêng liêng; người nghe thấy mệt mỏi và tìm cách trốn tránh.
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang, là thiêng liêng đối với mỗi công dân khi đến tuổi. Gọi là nghĩa vụ tức là bắt buộc phải thực hiện, nhưng sẽ đẹp hơn nếu mọi công dân đều tự nguyện, đều mong muốn được góp một chút sức để phát triển cho đất nước. Thế nhưng chuyện không hề đơn giản.
Tràn lan trên mạng những câu hỏi "Làm thế nào để khỏi phải đi nghĩa vụ quân sự?" hoặc đại loại tương tự như vậy. Các đáp án được liệt kê một cách rõ ràng cứ như đang trả lời một bài thi viết vậy. Đặc biệt có trường hợp xăm hình để không phải đi nghĩa vụ.
Ảnh minh họa
Vậy xăm hình có được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự hay không? Câu trả lời là không.
Trước đây, theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 4 Thông tư 167/2010/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn tuyển quân thì: "Những công dân xăm da (bằng kim) có hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 từ dưới đùi trở xuống), không gọi nhập ngũ vào Quân đội." Đọc được nội dung này, thanh niên kéo nhau đi xăm hình, vừa "ngầu" vừa không phải tham gia nghĩa vụ quân sự, tiện cả đội đường.
Thế nhưng đừng mơ nhé, Thông tư 140/2015/TT-BQP được ban hành thay thế Thông tư 167 đã bãi bỏ quy định xăm hình phản cảm thì không gọi nhập ngũ vào Quân đội. Vì vậy, cho dù có xăm như thế nào thì nghĩa vụ quân sự nhất thiết phải thực hiện.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |