Vị trí và nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp

Vị trí và nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp
Anh Hào

Dưới đây là nội dung quy định về vị trí và nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Vị trí và nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp

Vị trí và nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp (Hình từ internet)

Vị trí và nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp

Tại Điều 4 Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024 đã quy định vị trí, nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp như sau:

(1) Công nghiệp quốc phòng là thành phần của công nghiệp quốc phòng, an ninh, có nhiệm vụ sau đây:

- Thực hiện sản xuất quốc phòng;

- Bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật cho lực lượng vũ trang nhân dân, cơ yếu và các lực lượng thực thi pháp luật khác;

- Cất trữ vật tư kỹ thuật cho công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp;

- Đào tạo nhân lực phục vụ công nghiệp quốc phòng;

- Hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng;

- Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

(2) Công nghiệp an ninh là thành phần của công nghiệp quốc phòng, an ninh, có nhiệm vụ sau đây:

- Thực hiện sản xuất an ninh;

- Bảo đảm phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng Công an nhân dân, cơ yếu và các lực lượng thực thi pháp luật khác;

- Cất trữ vật tư kỹ thuật cho công nghiệp an ninh;

- Đào tạo nhân lực phục vụ công nghiệp an ninh;

- Hợp tác quốc tế về công nghiệp an ninh;

- Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

(3) Động viên công nghiệp là một nhiệm vụ của động viên quốc phòng, bao gồm các hoạt động sau đây:

- Khảo sát, lựa chọn, đăng ký, quản lý, theo dõi năng lực doanh nghiệp đủ điều kiện động viên công nghiệp;

- Đánh giá khả năng bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt và bảo đảm từ các nguồn khác để xác định nhu cầu động viên công nghiệp;

- Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp;

- Giao nhiệm vụ, chỉ tiêu động viên công nghiệp; giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu để sản xuất sản phẩm động viên công nghiệp;

- Hoàn chỉnh, quản lý, duy trì năng lực dây chuyền động viên công nghiệp;

- Sản xuất sản phẩm động viên công nghiệp;

- Diễn tập động viên công nghiệp;

- Thực hành động viên công nghiệp.

Chính sách phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược của Việt Nam

Cụ thể, tại Điều 69 Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024 đã quy định về chính sách phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt như sau:

- Nhà nước xây dựng chương trình nghiên cứu cơ bản phát triển công nghệ nền, công nghệ lõi phục vụ chế tạo, sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt.

- Chương trình, đề án, dự án nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt được hưởng chính sách sau đây:

+ Được bảo đảm toàn bộ kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác;

+ Ban Chủ nhiệm chương trình, đề án, dự án được quyết định điều chỉnh nội dung nghiên cứu, phương án thực hiện nhiệm vụ và nghiệm thu chuyển sang giai đoạn tiếp theo để bảo đảm được mục tiêu đề ra;

+ Được phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ xuyên suốt từ nghiên cứu, chế thử đến sản xuất thử nghiệm; tổ chức Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và cho triển khai sản xuất thử nghiệm sau khi sản phẩm nghiên cứu, chế thử đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản đề ra;

+ Đối với nhiệm vụ có tính cấp bách, đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ được ứng trước kinh phí hoặc huy động kinh phí từ nguồn hợp pháp để nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sản xuất thử nghiệm sản phẩm theo yêu cầu tính năng chiến thuật, kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức Hội đồng nghiệm thu và hoàn tất thủ tục để chuyển sang giai đoạn tiếp theo;

+ Được áp dụng cơ chế đặc biệt để triển khai thực hiện mua tài liệu thiết kế, bí quyết công nghệ, sản phẩm mẫu, vật tư đặc chủng, thuê chuyên gia nước ngoài;

+ Được dự toán kinh phí dự phòng đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung nghiên cứu, chế tạo;

+ Được hỗ trợ tìm kiếm và giải mã công nghệ mới, công nghệ cao;

+ Được hưởng cơ chế đầu tư đặc biệt thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.

- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan phê duyệt, ký kết hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia trong phạm vi quản lý.

- Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều 69 Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024.

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;