Vấn đề tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xử lý ra sao?

Thông tư 41/2018/TT-BTC đã được Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn một số nội dung về xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH MTV do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.

Theo quy định mới, việc xử lý tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được thực hiện như sau:

1. Doanh nghiệp thực hiện xử lý tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp  theo quy định từ Điều 14 đến Điều 20 Nghị định 126/2017/NĐ-CP;

2. Căn cứ vào kết quả kiểm kê, phân loại tài sản: đối với tài sản thừa, thiếu, doanh nghiệp phải phân tích làm rõ nguyên nhân và xử lý như sau:

  • Tài sản thiếu phải xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý bồi thường vật chất theo quy định hiện hành; giá trị tài sản thiếu, hạch toán vào kết quả kinh doanh khi lập báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
  • Tài sản thừa phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý theo quy định hiện hành; giá trị tài sản thừa không phải trả, doanh nghiệp hạch toán vào kết quả kinh doanh khi lập báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

3. Các khoản nợ phải thu được xác định là nợ phải thu không có khả năng thu hồi được loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp khi có đủ tài liệu chứng minh, cụ thể:

  • Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp như: hợp đồng kinh tế; khế ước vay nợ; cam kết nợ; bản thanh lý hợp đồng…
  • Trường hợp đối với tổ chức kinh tế:
    • Khách nợ đã phá sản: có quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản.
    • Khách nợ đã ngừng hoạt động, giải thể, bỏ trốn: có xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động, giải thể, bỏ trốn...
    • Đối với khoản nợ phải thu nhưng khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xoá nợ theo quy định của pháp luật; khoản chênh lệch thiệt hại được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bán nợ.
  • Trường hợp đối với cá nhân:
    • Giấy chứng tử hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết.
    • Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án.
    • Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã được Toà án tuyên bố mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
  • Khoản nợ phải thu mà dự toán chi phí thu hồi nợ lớn hơn giá trị khoản nợ phải thu được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt và chịu trách nhiệm theo pháp luật quy định.

Xem thêm Thông tư 41/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 18/6/2018, thay thế Thông tư 127/2014/TT-BTC.

- Thanh Lâm -

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

515 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;