Theo Nghị định 115, các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về An toàn lao động bao gồm: Chủ tịch UBND các cấp, Thanh tra, Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường. Mỗi cơ quan sẽ có thẩm quyền xử lý đối với mỗi mức phạt và hình thức xử phạt khác nhau.
Trong đó, UBND các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt tại quy định trên;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 của Nghị định 115.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
- Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt tại quy định trên;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 3 Điều 2 Nghị định 115.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
- Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định 115;
- Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 115.
Nghị định 115/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/10/2018.
- Thanh Lâm -
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn