Theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp, trong một số trường hợp, vì một số lý do mà uỷ thác tư pháp về hình sự của nước ngoài có thể bị từ chối thực hiện. Vậy cụ thể đó là những trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 21 Luật tương trợ tư pháp 2007, uỷ thác tư pháp về hình sự của nước ngoài bị từ chối thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Một là, không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các quy định của pháp luật Việt Nam.
Hai là, gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia.
Ba là, liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi phạm tội mà người đó đã bị kết án, được tuyên không có tội hoặc được đại xá, đặc xá tại Việt Nam.
Bốn là, liên quan đến hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.
Năm là, liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.
Uỷ thác tư pháp về hình sự có thể bị hoãn thực hiện tại Việt Nam nếu việc thực hiện ủy thác tư pháp cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tại Việt Nam.
Khi quyết định từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo cho nước yêu cầu biết lý do và các biện pháp cần áp dụng.
Xem thêm tại: Luật tương trợ tư pháp 2007 được ban hành ngày 21/11/2007 và chính thức có hiệu lực ngày 01/7/2008.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |