Từ A đến Z các quy định cần nắm rõ cho kiểm tra sau thông quan

Kiểm tra sau thông quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra các giấy tờ chứng từ về hàng hóa, để đảm bảo quyền lợi khi kiểm tra sau thông quan mọi người cần nắm rõ một số quy định sau đây.

Nội dung

Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan

Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan

Các trường hợp kiểm tra sau thông quan

Theo Điều 78 Luật Hải quan và Khoản 1 Điều 142 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi tại Khoản 73 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC):

- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thực hiện kiểm tra sau thông quan trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.

Theo Khoản 1 Điều 143 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 74 Điều 1 Thông tư 39/2018/T-BTC

- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm cả trường hợp đã kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan nhưng cơ quan hải quan phát hiện có thông tin mới hoặc dấu hiệu vi phạm khác, có rủi ro về thuế.

- Thực hiện kiểm tra sau thông quan trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.

- Thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với các trường hợp hồ sơ thuế, hải quan quá thời hạn kiểm tra sau thông quan.

Các trường hợp không được kiểm tra sau thông quan

Theo Điểm a.3 Khoản 1 Điều 142 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi tại Khoản 73 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC):

- Hồ sơ hải quan của các lô hàng giống hệt, tương tự với hồ sơ của lô hàng Chi cục Hải quan đã kiểm tra sau thông quan và chấp nhận nội dung khai báo của cùng người khai hải quan, nếu không có thông tin hoặc dấu hiệu vi phạm khác. Trường hợp hồ sơ các lô hàng giống hệt, tương tự vẫn còn dấu hiệu nghi vấn thì vẫn có thể bị xem xét xử lý.

- Khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế cần thiết phải kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.

 

Những giấy tờ cần được kiểm tra

 

Theo Khoản 2 Điều 142 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi tại Khoản 73 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC):

- Hồ sơ hải quan;                        

- Hóa đơn thương mại;

- Chứng từ vận tải;

- Hợp đồng mua bán hàng hóa;

- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

- Chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

 

Theo Khoản 2 Điều 143 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 74 Điều 1 Thông tư 39/2018/T-BTC.

- Hồ sơ hải quan;

- Sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện theo quy định tại Luật Hải quan, trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra. 

Một số lưu ý khác

 

- Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan được gửi đến người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra.

- Quá 03 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra ghi trên Quyết định kiểm tra mà người khai hải quan không gửi hồ sơ tài liệu hoặc không cử đại diện đến làm việc cơ quan hải quan sẽ tiến hành xử lý vi phạm hành chính và xử lý trên cơ sở kết quả kiểm tra hồ sơ dữ liệu mà cơ quan hải quan hiện có.

 

- Trừ trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì cơ quan hải quan ra quyết định kiểm tra và trao trực tiếp mà không cần thông báo cho người khai hải quan, các trường hợp còn lại phải gửi quyết định kiểm tra trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.

- Trường hợp người khai hải quan không cử đại diện làm việc, không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Duy Thịnh

4906 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;