Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt vừa được Chính phủ ban hành, sẽ có hiệu lực thi hành vào 01-08-2016, trao thẩm quyền xử lí vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ cho một số chủ thể mới. Theo đó:
Tại Khoản 6 Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định, cảng vụ hàng hải, cảng vụ hàng không, cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi tại Điều 28.
Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này tại Điểm c Khoản 1 Điều 10; Điểm đ Khoản 2; Điểm a Khoản 5 Điều 12; Điểm c Khoản 2 Điều 16; Điểm b Khoản 2 Điều 17; Điểm d Khoản 1 Điều 19; Điểu 20;Điều 26; Điểm a Khoản 3 Điều 51 (Khoản 8 Điều 70).
Nghị định trao thêm thẩm quyền xử phạt cho thanh tra chuyên ngành môi trường không những giúp việc duy trì trật tự giao kết hợp đồng thời bảo việc vệ môi trường khi mà các quy định luật cũ không còn tính răn đe.
Bên cạnh đó mức phạt theo thẩm quyền của các chủ thể này cũng được quy định một cách chi tiết như sau:
Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Môi trường có thẩm quyền phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt. (Khoản 2 Điều 73)
Trưởng thanh tra chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và môi trường, Cục trưởng Cục kiểm soát ô nhiễm có quyền phạt tiền đến 28.000.000 đồng với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt ( Khoản 3 Điều 73)
Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có thẩm quyền phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt (khoản 4 Điều 73)
Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. (Khoản 5 Điều 73)
Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ (khoản 6 Điều 73).
Như quy định trước đây, thẩm quyền xử phạt của các chủ thể trên được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, và các Luật chuyên ngành, thì hiện nay lại được "nhồi nhét" hết vào lĩnh vực xử lý vi phạm giao thông đường bộ. Việc trao thêm nhiều thẩm quyền xử phạt cho các thanh tra chuyên ngành, đồng nghĩa với việc hành vi vi phạm sẽ ít bị bỏ sót hơn tuy nhiên mong rằng hướng dẫn quy trình, trình tự xử phạt được ban hành chặt chẽ hơn để đúng hành vi, đúng thẩm quyền, tránh để xảy ra tình trạng trùng lặp, một tội mà hai người phạt hay ai ai cũng có quyền phạt.
Tuy nhiên, việc xuất hiện các chức danh thuộc lĩnh vực đường thủy, đường hàng không như “đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa” trong các quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đường bộ, đường sắt cũng đang đặt nhiều nghi vấn, thắc mắc cho người dân. Hy vọng, các văn bản sau ngày 01/8/2016 hướng dẫn thi hành Nghị định 46 sẽ giúp chúng ta sáng tỏ nội dung này.