Trường hợp luật sư được từ chối nhận vụ việc của khách hàng

Trong một số trường hợp, luật sư được quyền từ chối nhận vụ việc của khách hàng nếu như vụ việc đó vi phạm quy tắc đạo đức của luật sư.

 

Dựa trên Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, ta thấy luật sư cũng có những quy tắc riêng khi hành nghề như các quy tắc về thù lao, nhận vụ việc của khách hàng, từ chối nhận vụ việc,.… Để tránh vi phạm quy tắc đạo đức hay vi phạm pháp luật khi nhận vụ việc của khách hàng, luật sư có quyền từ chối nhận vụ việc của khách hàng trong một số trường hợp.

Dưới đây là 6 trường hợp luật sư từ chối nhận vụ việc của khách hàng:

  • Luật sư không đủ khả năng chuyên môn hoặc điều kiện thực tế để thực hiện vụ việc;
  • Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà người này có biểu hiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến uy tín của luật sư và quyền lợi hợp pháp của khách hàng;
  • Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của luật sư với ý định lợi dụng dịch vụ đó cho mục đích khác hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu không chính đáng của người khác;          
  • Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ giả hoặc yêu cầu của khách hàng không có cơ sở, trái đạo đức, trái pháp luật;                
  • Có sự xung đột về lợi ích mà không giải quyết được nếu tiếp nhận vụ việc đó;
  • Khách hàng có thái độ không tôn trọng luật sư và nghề luật sư và không thay đổi thái độ này.

Ngoài ra, khi đang thực hiện vụ việc của khách hàng, luật sư vẫn có quyền từ chối tiếp tục thực vụ việc của khách hàng trong các trường hợp sau:

  • Khách hàng đưa ra yêu cầu mới mà yêu cầu này không thuộc phạm vi hành nghề luật sư hoặc trái đạo đức, trái pháp luật;
  • Khách hàng không chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết vụ việc đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức do luật sư đưa ra, mặc dù luật sư đã cố gắng phân tích thuyết phục;
  • Khách hàng vi phạm cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các bên không thể thỏa thuận được hoặc quan hệ giữa luật sư với khách hàng bị tổn hại không phải do lỗi của luật sư;
  • Có sự đe dọa hoặc áp lực về vật chất hoặc tinh thần từ khách hàng hoặc người khác buộc luật sư phải làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp mà luật sư không thể đối phó;
  • Khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện hành vi trái pháp luật;
  • Có căn cứ xác định khách hàng đã  lừa dối luật sư;
  • Phát hiện vụ việc thuộc trường hợp thuộc trường hợp từ chối nhận vụ việc của khách hàng;
  • Các trường hợp phải từ chối do quy định của pháp luật hoặc trường hợp bất khả kháng khác.

Xem thêm Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.

5701 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;