Đây là nội dung dáng chú ý tại Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trên vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam.
Trục vớt tài sản chìm đắm khi chưa được phép có thể phạt đến 20 triệu (Ảnh minh họa)
Cụ thể, Điều 23 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo, báo cáo hoặc thông báo, báo cáo không đúng theo quy định về tài sản chìm đắm ở biển.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
Không lắp đặt hoặc lắp đặt không kịp thời báo hiệu phù hợp với vị trí tài sản bị chìm đắm;
Thực hiện việc trục vớt hoặc kết thúc việc trục vớt tài sản bị chìm đắm quá thời gian quy định;
Trục vớt tài sản chìm đắm khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
Không bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ tài sản chìm đắm ngẫu nhiên trục vớt được theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm không gây nguy hiểm theo quy định.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm.
Đồng thời, Nghị định này quy định hình thức xử phạt bổ sung: là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi trục vớt tài sản chìm đắm khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Chi tiết xem tại Nghị định 162/2013/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2014.
Ty Na
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |