Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về Luật Kiến trúc , trong đó có điều khoản đáng chú ý quy định chi tiết Trình tự lập, thẩm định, ban hành quy chế quản lý kiến trúc
Trình tự lập, thẩm định, ban hành quy chế quản lý kiến trúc (ảnh minh họa)
Theo đó, Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về trình tự lập, thẩm định, ban hành quy chế quản lý kiến trúc như sau:
1. Về thời gian lập, thẩm định, phê duyệt, ban hành được quy định như sau:
Thời gian lập: Không quá 15 tháng đối với thành phố trực thuộc trung ương; các trường hợp còn lại không quá 12 tháng.
Thời gian thẩm định: không quá 30 ngày đối với thành phố trực thuộc trung ương; không quá 20 ngày đối với các trường hợp còn lại.
Thời gian phê duyệt: không quá 10 ngày.
2. Về trình tự được tiến hành qua 4 bước sau:
Bước 1: Lập quy chế quản lý kiến trúc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp ủy quyền cho cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lập quy chế quản lý kiến trúc. Và 3 bước lập quy chế được tiến hành như sau:
Điều tra hiện trạng, khảo sát thực địa; thu thập bản đồ, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, các loại hình thiên tai thường xảy ra trong khu vực quy hoạch, thiết kế đồ thị và các tài liệu, căn cứ pháp lý có liên quan làm cơ sở lập quy chế quản lý kiến trúc.
Soạn thảo quy chế quản lý kiến trúc
Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thời gian lấy ý kiến là 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Về hồ sơ thẩm định quy chế quản lý kiến trúc gồm: Tờ trình, dự thảo, thuyết minh về các nội dung đề xuất trong quy chế, báo cáo tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến, các văn bản pháp lý hay tài liệu có liên quan, dự thảo quyết định phê duyệt quy chế quản lý kiến trúc.
Bước 2 và 3: Về thẩm định, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc:
Nội dung thẩm định gồm các điều: Sự phù hợp với nguyên tắc hoạt động kiến trúc quy định tại Điều 4 của Luật Kiến trúc; Sự tuân thủ các quy định tại điều 12, điều 13 của Nghị định 85/2020/NĐ-CP; Bảo đảm các nội dung theo quy định tại các điều 12, điều 13 của Nghị định 85/2020/NĐ-CP.
Cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuôc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định quy chế kiến trúc. Lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức có liên quan; thành lập hội đồng để thẩm định và lập báo cáo. Thời hạn trả lời góp ý không quá 15 ngày.
Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của Hội đồng thẩm định về nội dung thẩm định và kết luận về việc quy chế đủ điều kiên hoặc chưa đủ điều kiện để trình phê duyệt.
Hồ sơ trình phê duyệt, ban hành gồm hồ sơ trình thẩm định đã được tiếp thu, hoàn chỉnh theo ý kiến thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định kèm báo cáo thẩm định.
Đối với quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư ở nông thông. Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể được ủy quyền phê duyệt, ban hành.
Bước 4: Công bố quy chế quản lý kiến trúc:
Cơ quan công bố quy chế quản lý kiến trúc cũng là cơ quan lập quy chế quản lý kiến trúc.
Trong vòng 15 ngày toàn bộ quy chế phải được công cố trừ các trường hợp theo Luật định.
Các hình thức công bố gồm có 4 hình thức: Đăng tải trên các trang thông tin điện tử, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội nghị, hội thảo, phát hành ấn phẩm.
Bên cạnh đó, Nghị định còn quy định chi tiết về các hình thức lấy ý kiến về quy chế quản lý kiến trúc như sau:
Trực tiếp bằng văn bản, phiếu điều tra, phiếu góp ý;
Hội nghị, hội thảo;
Thông qua cổng thông tin điện tử
Trưng bày hoặc công khai hoặc giới thiệu trên phương tiện thông tin đại chúng.
Xem chi tiết tại Nghị định 85/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 07/9/2020.
Thanh Thảo
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |