Triển khai thực hiện giám định trong lĩnh vực tài chính như thế nào?

Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 138/2013/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành hướng dẫn một số nội dung của Luật Giám định tư pháp và Nghị định 85/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.

Theo quy định tại Thông tư 138/2013/TT-BTC, giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc hoặc người được cử giám định, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính triển khai thực hiện giám định như sau:

thuc hien giam dinh trong linh vuc tai chinh, thong tu 138/2013/TT-BTC

Hình minh họa (nguồn internet)

Bước 1: Lập đề cương giám định với các nội dung cơ bản sau:

  • Xác định các quy chuẩn chuyên môn, quy định của pháp luật liên quan dự kiến được áp dụng khi thực hiện giám định theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này.

  • Danh sách nhân sự thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, thông tin về năng lực của các cá nhân thực hiện giám định (nếu có).

  • Thời gian dự kiến hoàn thành giám định.

  • Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định.

Trường hợp cần thiết, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định đề nghị với người trưng cầu giám định cho khảo sát đối tượng giám định để phục vụ công tác lập kế hoạch và thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bước 2: Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung được trưng cầu giám định.

Bước 3: Thực hiện giám định.

Bước 4: Báo cáo kết quả hoặc đưa ra kết luận giám định theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư 138/2013/TT-BTC.

Một số lưu ý: 

  • Trường hợp có thay đổi nhân sự giám định, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, Thủ trưởng đơn vị cử người thực hiện giám định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người trưng cầu giám định biết.

  • Trong quá trình thực hiện, người thực hiện giám định phải lập văn bản ghi nhận quá trình và kết quả thực hiện giám định theo quy định tại Điều 31 Luật Giám định tư pháp.

  • Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc khi thực hiện giám định tư pháp có quyền sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác có đủ điều kiện, năng lực phù hợp theo quy định tại Thông tư 138/2013/TT-BTC thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định.

Xem thêm quy định khác tại: Thông tư 138/2013/TT-BTC có hiệu lực từ 01/12/2013.

Thu Ba

205 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;