Tranh giả, vấn nạn của xã hội

Xuất phát từ vụ việc bức tranh được cho là giả của họa sĩ nổi tiếng nay thuộc sở hữu của ông Vũ Xuân Chung đang triển lãm tại TPHCM ta thấy pháp luật Việt Nam thực sự còn quá lơ là ở một số lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Thực tế, việc sao chép tranh của các tác giả Việt Nam hay làm tranh giả được bày bán ở các cửa hàng tranh khá nhiều và việc xác định đâu là tranh thật, đâu là tranh giả, hay xác định nguồn gốc của nó là từ đâu là một việc không phải dễ dàng. Bởi ở lĩnh vực nghệ thuật, người giám định phải là người có trình độ, chuyên môn và phải có hệ thống máy móc kiểm tra hiện đại.

Ngoài ra, còn có trường hợp sao chép tranh của nước ngoài nhưng ký tên là tác giả Việt Nam cũng đã xảy ra. Đó là trường hợp một họa sĩ đang học trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, vẽ lại bức tranh của họa sĩ Liên Xô sáng tác cách đây nhiều năm, trong tranh có sửa đổi đôi chút để Việt hóa gửi đến triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc được Hội đồng chấm giải tặng huy chương Đồng. Khi bị phát hiện và báo chí lên án, tác giả đã bị thu lại huy chương.

Trường hợp một họa sĩ trẻ vẽ lại tranh của họa sĩ Achentina ký tên mình gửi in trong cuốn sách tuyển tập tác phẩm của Hội Mỹ thuật Hà Nội. Khi bị phát hiện, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã kỷ luật tác giả này. 

Thực trạng cho thấy việc sao chép tranh diễn ra khá phổ biến thế nhưng pháp luật Việt Nam vẫn còn hạn chế về vấn đề này. Khác với ở nước ngoài, pháp luật nước họ cho phép chép tranh, nếu tác giả bức tranh đã qua đời 50 năm, nhưng việc chép tranh phải được ghi rõ và thay đổi kích thước khác với bức gốc.

Rất nhiều những câu hỏi đặt ra: Một tác phẩm nghệ thuật phải chăng nên đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay việc sao chép, làm giả tác phẩm nghệ thuật nên xử lý thế nào?

Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ thì tranh ảnh là một tác phẩm tạo hình là được bảo hộ quyền tác giả và người nào có hành vi sao chép là xâm phạm quyền tác giả.

Thế nhưng việc quy định xử phạt những hành vi xâm phạm này như thế nào thì pháp luật chưa có quy định cụ thể. 

Không riêng gì bức tranh được cho là giả trên mà thực tế vẫn có những tình trạng làm giả đồ gốm, đồ cổ.

Việc sao chép tranh ảnh nói riêng và tác phẩm nghệ thuật nói chung đang dần trở thành vấn nạn của xã hội, làm xấu đi hình ảnh con đường nghệ thuật của Việt Nam. Do đó chúng ta cần phải lên án những hành vi này và có những quy định xử phạt nghiêm minh cho những hành vi vi phạm để loại trừ vấn nạn cho xã hội. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền rộng rãi những quy định pháp luật có liên quan đến sở hữu trí tuệ.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1179 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;