Trách nhiệm xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn

Trách nhiệm xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn
Nguyễn Trinh

Luật Thú y 2015 đuợc Quốc hội ban hành ngày 19/6/2015. Luật này quy định về việc phòng, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, sơ chế, chế biến động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y.

 

Theo đó, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn nhằm khống chế các ổ dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng cũng đuợc quy định chi tiết tại Điều 25 Luật thú y 2015.

Cụ thể:

Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ:

  • Cách ly ngay động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh;
  • Không giết mổ, mua bán, vứt động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường;
  • Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
  • Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm:

  • Hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Thú y 2015;
  • Phòng bệnh, chống dịch bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh động vật, lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
  • Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình dịch bệnh động vật.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

  • Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
  • Chỉ đạo nhân viên thú y cấp xã, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra, giám sát chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện cách ly động vật mắc bệnh, thống kê số lượng động vật mắc bệnh, động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật; phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện lấy mẫu bệnh phẩm;
  • Tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin, chống dịch bệnh, chữa bệnh động vật theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
  • Quyết định, và chỉ đạo tiêu hủy động vật trong ổ dịch bệnh động vật; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật;
  • Tổ chức việc kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào ổ dịch bệnh động vật.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

  • Bố trí kinh phí xử lý ổ dịch bệnh động vật;
  • Yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện, chỉ đạo các phòng, ban, ngành có liên quan xác định ổ dịch bệnh động vật, thông báo trên phương tiện truyền thông của địa phương và hướng dẫn thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật;
  • Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Thú y 2015.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới và các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện xử lý ổ dịch bệnh động vật, bố trí kinh phí, hỗ trợ chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có động vật bị tiêu hủy.

Luật Thú y 2015 có hiệu lực ngày 01/7/2016.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1423 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;