Theo quy định tại Điều 41 Luật thủy lợi 2017, phương án bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm các nội dung chính sau:
- Đặc điểm địa hình, thông số thiết kế, sơ đồ mặt bằng bố trí công trình và chỉ giới cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
- Tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Chế độ báo cáo, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất;
- Quy định việc giới hạn hoặc cấm các loại phương tiện giao thông có tải trọng lớn lưu thông trong phạm vi bảo vệ công trình; quy định về phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ an toàn nơi lưu trữ tài liệu, kho tàng cất giữ vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại;
- Tổ chức lực lượng và phân công trách nhiệm bảo vệ công trình;
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra, vào công trình;
- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá hoại công trình và vùng phụ cận của công trình;
- Bảo vệ, xử lý khi công trình xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố.
Thẩm quyền phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi được quy định như sau:
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi do Bộ quản lý;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ công trình thủy lợi quy định tại điểm a khoản này và khoản 4 Điều này.
Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi nhỏ quyết định phương án bảo vệ công trình thủy lợi.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn