Hiện nay, có rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại điểm giao giữa đường bộ và đường sắt xuất phát từ việc thiếu tập trung của người có trách nhiệm cảnh giới. Điều này cho thấy trách nhiệm của các cá nhân này rất quan trọng.
Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách quy định về trách nhiệm cảnh giới, một trong số đó là Thông tư 28/2018/TT-BGTVT quy định về cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.
Theo Thông tư 28, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ cảnh giới bao gồm:
Cung cấp thông tin liên quan của người cảnh giới đến doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phối hợp thực hiện cảnh giới.
Phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tiếp nhận thông tin hỗ trợ cảnh giới để được hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về an toàn giao thông đường sắt, kỹ năng tiếp nhận thông tin hỗ trợ cảnh giới và sử dụng trang thiết bị cảnh giới.
Quản lý, sử dụng trang thiết bị phục vụ cảnh giới tại điểm cảnh giới.
Thực hiện theo thỏa thuận cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới.
Kịp thời thông báo đến doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sự cố, tình trạng hư hỏng các trang thiết bị phục vụ cảnh giới tại điểm cảnh giới.
Xem thêm các quy định liên quan tại Thông tư 28/2018/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
- Thanh Lâm -
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |