Toàn bộ hồ sơ nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động từ năm 2020

Theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ năm 2020 trong trường hợp bị suy giảm lao động, người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên có thể được nghỉ hưởng lương hưu khi đảm bảo đồng thời điều kiện về mức độ suy giảm và độ tuổi tùy từng giới tính như sau.

 BIỂU MẪU THỦ TỤC NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI 2020

STT

Các trường hợp suy giảm

Nam

Nữ

01

Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%

Đủ 55 tuổi

Đủ 50 tuổi

02

 Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

Đủ 50 tuổi

Đủ 45 tuổi

03

Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Không quy định độ tuổi

Không quy định độ tuổi

Theo đó, có thể thấy điều kiện để hưởng chế độ hưu trí trong trường hợp này là người lao động phải thuộc trường hợp suy giảm lao động ít nhất 61%, do đó, người lao động phải tiến hành giám định sức khỏe.

Toàn bộ hồ sơ nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động từ năm 2020

Hình minh họa (Nguồn internet)

Hồ sơ giám định sức khỏe được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT, bao gồm:

- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định đối với người đang đóng BHXH bắt buộc  hoặc giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng.

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

- Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Sau khi có kết quả giám định mức suy giảm khả năng lao động, người lao động thực hiện lập hồ sơ đề nghị hưởng lương và gửi đến cơ quan BHXH. Hồ sơ được chia cụ thể làm 03 trường hợp:

Trường hợp 1: người lao động đang đóng BHXH bắt buộc

- Sổ BHXH;

- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động;

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Trường hợp 2: Người lao động đang tham gia BHXH tự nguyện, bảo lưu thời gian đóng BHXH

- Sổ BHXH;

- Đơn đề nghị mẫu số 14-HSB;

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động;

- Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định với trường hợp thanh toán phí giám định.

Trường hợp 3: Người lao động có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu

- Quyết định hoặc hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu;

- Đơn đề nghị theo mẫu 14-HSB.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể người lao động có thể phải bổ sung thêm một số giấy tờ khác, xem quy định hồ sơ cụ thể tại Mục 1.2.2 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH.

Lan Anh

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

3297 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;