Tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hướng giữ ổn định như năm 2023

Tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hướng giữ ổn định như năm 2023
Trần Thanh Rin

Tôi muốn biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra các hướng dẫn gì đối với việc tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024? – Mai Phong (Khánh Hòa)

Tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hướng giữ ổn định như năm 2023

Tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hướng giữ ổn định như năm 2023 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 27/9/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn 5259/BGDĐT-QLCL về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2023 - 2024.

Tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hướng giữ ổn định như năm 2023

Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu chuẩn bị và tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2023; xúc tiến chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ngay trong năm học 2023-2024, trong đó:

- Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025; triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định, yêu cầu trong văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thi của Bộ GDĐT; tăng cường chức năng quản lý nhà nước, gắn kết trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi và thanh tra, kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trách nhiệm tham mưu của Sở GDĐT trong chỉ đạo tổ chức thi tại địa phương;

- Tăng cường bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ làm công tác khảo thí đồng thời với lựa chọn, tổ chức tập huấn lực lượng giáo viên xây dựng câu hỏi thi, ra đề thi phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.

- Làm tốt công tác lựa chọn chuẩn bị nhân sự cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; tăng cường quán triệt Quy chế thi tốt nghiệp THPT; nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng; tham gia tổ chức thi; đặc biệt chú trọng tập huấn kỹ nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra;

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để bảo đảm kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thi;

Ngoài ra, tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Đồng thời, chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi, nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh (nếu có).

Hướng dẫn thực hiện công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ

Đối với nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn như sau:

- Tổ chức rà soát, ban hành các quy định về việc quản lý phôi VBCC, cấp phát văn bằng, chứng chỉ trên địa bàn bảo đảm đủ nội dung, đúng quy định tại Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT và phù hợp với điều kiện thực tế tại Sở GDĐT và đặc thù địa phương, coi đây là công cụ quan trọng để quản lý, hướng dẫn, kiểm tra nhằm bảo đảm việc quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ đúng quy định hiện hành và phục vụ tốt nhu cầu của người học, người dân.

- Thực hiện tốt việc quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ GDĐT. Chủ động phối hợp với cơ quan công an điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp làm giả văn bằng, chứng chỉ; mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả trên địa bàn.

- Rà soát, kiểm tra, thẩm định lại chương trình bồi dưỡng, công tác tổ chức và quản lý các khóa bồi dưỡng, các điều kiện bảo đảm chất lượng để bồi dưỡng, sát hạch và cấp các loại chứng chỉ theo thẩm quyền và trên địa bàn. Dừng việc cấp chứng chỉ đối với các đơn vị không đủ điều kiện, xử lý nghiêm các vi phạm và công bố công khai các đơn vị đã bị xử lý.

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ quản lý văn bằng, chứng chỉ cho các cán bộ làm công tác này tại các Phòng GDĐT, các trung tâm có thẩm quyền cấp chứng chỉ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót, ngăn chặn kịp thời các sai phạm.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý theo thẩm quyền việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ trên địa bàn theo quy định tại Nghị định 86/2018/NĐ-CPThông tư 11/2022/TT-BGDĐT.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về văn bằng, chứng chỉ (chậm nhất phải hoàn thành trong năm 2023) để phục vụ quản lý, công bố công khai và xác minh văn bằng, chứng chỉ.

Cập nhật dữ liệu về văn bằng, chứng chỉ về phần mềm của Bộ GDĐT (do Trung tâm Công nhận văn bằng - Cục Quản lý chất lượng (đang quản lý và vận hành) để phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của cơ quan, đơn vị và người dân.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

423 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;