Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hình phạt kỷ luật trong BQP

Thông tư 192/2016/TT-BQP quy định về việc áp dụng một số hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng. Đáng chú ý là các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được sử dụng để áp dụng mức phạt kỷ luật đối với quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng như sau:

 

Tình tiết giảm nhẹ

  • Người vi phạm kỷ luật đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
  • Người vi phạm kỷ luật đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm kỷ luật;
  • Vi phạm kỷ luật do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; vi phạm trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tình tiết tăng nặng

  • Vi phạm kỷ luật nhiều lần hoặc tái phạm;
  • Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất hoặc tinh thần thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm kỷ luật;
  • Tiếp tục vi phạm kỷ luật mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đó;
  • Sau khi vi phạm kỷ luật đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm kỷ luật.

Bên cạnh đó, Thông tư 192/2016/TT-BQP còn quy định các trường hợp được xem xét chưa áp dụng hình thức kỷ luật hoặc miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:

Chưa xem xét kỷ luật đối với trường hợp:

  • Trong thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng;
  • Trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ sở quân y hoặc cơ sở y tế;
  • Trong thời gian hưởng chế độ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng;
  • Đang trong thời gian chờ kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.

Miễn trách nhiệm kỷ luật đối với trường hợp:

  • Mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
  • Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và do sự kiện bất ngờ;
  • Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công nhiệm vụ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.

CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT ÁP DỤNG TRONG BỘ QUỐC PHÒNG

Đối tượng

Hình thức kỷ luật

1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

  • Khiển trách;
  • Cảnh cáo;
  • Giáng chức;
  • Cách chức;
  • Hạ bậc lương;
  • Giáng cấp bậc quân hàm;
  • Tước quân hàm sĩ quan;
  • Tước danh hiệu quân nhân.

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ

  • Khiển trách;
  • Cảnh cáo;
  • Giáng chức;
  • Cách chức;
  • Giáng cấp bậc quân hàm;
  • Tước danh hiệu quân nhân.

3. Công nhân và viên chức quốc phòng

  • Khiển trách;
  • Cảnh cáo;
  • Hạ bậc lương;
  • Buộc thôi việc.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

902 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;