Tiêu chuẩn trình độ với chuyên viên cao cấp về Kiểm soát bệnh tật

Xin cho tôi hỏi tiêu chuẩn trình độ với chuyên viên cao cấp về Kiểm soát bệnh tật được quy định như thế nào? - Minh Kha (Hà Nội)

Tiêu chuẩn trình độ với chuyên viên cao cấp về Kiểm soát bệnh tật

Tiêu chuẩn trình độ với chuyên viên cao cấp về Kiểm soát bệnh tật (Hình từ internet)

Ngày 06/11/2023, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 19/2023/TT-BYT hướng dẫn về việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế.

1. Tiêu chuẩn trình độ với chuyên viên cao cấp về Kiểm soát bệnh tật

(1) Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành y, y học dự phòng, y tế công cộng và chuyên ngành khác có liên quan

- Cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương.

(2) Bồi dưỡng, chứng chỉ

- Quản lý hành chính nhà nước: Chương trình chuyên viên cao cấp

- Ngoại ngữ: Theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp

- Tin học: Kỹ năng sử dụng tin học văn phòng

- Kiến thức khác: Theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị

(3) Kinh nghiệm

Có thời gian làm chuyên viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên (tối thiểu có 12 tháng làm chuyên viên chính về y tế dự phòng).

(4) Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe.

- Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin.

- Khả năng đoàn kết nội bộ.

- Chịu được áp lực trong công việc.

- Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và lô-gích.

(5) Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực Y tế dự phòng.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực Y tế dự phòng, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực Y tế dự phòng.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về lĩnh vực Y tế dự phòng; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

2. Công việc của chuyên viên cao cấp về Kiểm soát bệnh tật

(1) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án...

- Chủ trì dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, các đề án, chương trình, dự án, kế hoạch về lĩnh vực y tế dự phòng và tổ chức chỉ đạo thực hiện các phương án để áp dụng vào phạm vi công tác y tế dự phòng được phân công trên phạm vi toàn quốc.

- Chủ trì dự thảo, biên soạn các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực y tế dự phòng; tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm của lĩnh vực y tế dự phòng

(2) Hướng dẫn và triển khai thực hiện văn bản

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thể chế quản lý về công tác y tế dự phòng và đề xuất các biện pháp, giải pháp để thực hiện có hiệu quả. Trường hợp đặc biệt, trực tiếp thực thi công vụ, nhiệm vụ cụ thể khác khi được cấp trên giao.

- Chủ trì biên soạn các tài liệu bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, đồng thời tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kinh nghiệm cho công chức, viên chức về công tác y tế dự phòng tại cấp dưới.

(3) Kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực hiện văn bản

- Đầu mối theo dõi, kiểm tra, sơ kết và báo cáo tổng kết việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác y tế dự phòng; chủ trì đề xuất chủ trương, biện pháp uốn nắn, điều chỉnh nhằm tăng cường hiệu lực quản lý thuộc phạm vi thẩm quyền

(4) Thẩm định các đề án công tác và nghiệp vụ liên quan

Phối hợp hoặc chủ trì thẩm định các đề án, công trình Khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp cơ sở thuộc lĩnh vực công tác được phân công.

(5) Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ

- Đánh giá, thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lưu trữ tư liệu, số liệu và thực hiện báo cáo theo quy định.

- Triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, đào tạo tập huấn, nghiên cứu khoa học và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao.

- Tổng kết, đánh giá và đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác y tế dự phòng

(6) Phối hợp công tác

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai công tác y tế dự phòng.

(7) Thực hiện chế độ hội họp

Chủ trì hoặc tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công

(8) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.

Theo đúng kế hoạch công tác của cơ quan, tổ chức và nhiệm vụ được giao.

(9) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công.

Xem thêm Thông tư 19/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 22/12/2023.

Hồ Quốc Tuấn

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

273 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;