Tiêu chuẩn giảng viên trường Đại học công lập

Tiêu chuẩn giảng viên trường Đại học công lập
Duy Thịnh

Để trở thành viên chức giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học công lập thì các cá nhân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV. Cụ thể:

 

Tiêu chí

Giảng viên cao cấp
(Hạng I)

Giảng viên chính
(H
ạng II)

Giảng viên cao cấp
(Hạng III)

Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

- Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giảng viên.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên cao cấp (hạng I).

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.

- Giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 4 (B2) theo Thông tư 01/2014.

- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.

- Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên chính (hạng II).

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1).

- Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 3 (B1).

- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2).

- Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 (A2).

- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

- Có kiến thức chuyên sâu về các môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức vững vàng về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm.

- Nắm vững thực tế và xu thế phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của chuyên ngành.

- Chủ trì thực hiện ít nhất 02 đề tài NCKH cấp cơ sở hoặc 01 đề tài NCKH cấp cao hơn với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.

- Hướng dẫn ít nhất 02 học viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc hướng dẫn ít nhất 01 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

+ Đối với ngành thuộc nhóm khoa học sức khỏe, hướng dẫn 01 học viên bảo vệ thành công luận văn chuyên khoa cấp II tương đương với hướng dẫn 01 học viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ.

+ Đối với ngành nghệ thuật có thể thay thế việc hướng dẫn 01 nghiên cứu sinh bằng 01 công trình nghiên cứu, sáng tác được giải thưởng có uy tín trong và ngoài nước.

+ Đối với giảng viên không tham gia hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ thì số lượng đề tài NCKH đã được nghiệm thu ít nhất là 4 đề tài cấp cơ sở và hoặc 2 đề tài cấp cao hơn.

- Chủ trì biên soạn ít nhất 02 sách phục vụ đào tạo sử dụng trong giảng dạy, đào tạo;

- Có ít nhất 06 bài báo khoa học đã được công bố, bao gồm: Bài báo khoa học đã được công bố trên tạp chí khoa học; báo cáo khoa học tại hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế được đăng tải trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo; kết quả ứng dụng khoa học, công nghệ (sau đây gọi chung là bài báo khoa học);

- Viên chức thăng hạng từ chức danh giảng viên chính (hạng II) lên chức danh giảng viên cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh giảng viên chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên chính (hạng II) tối thiểu là 02 năm

- Có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm.

- Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt yêu cầu thực tiễn đối với chuyên ngành đào tạo.

- Chủ trì thực hiện ít nhất 01 đề tài NCKH cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.

- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tạo được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo.

- Có ít nhất 03 bài báo khoa học đã được công bố.

- Viên chức thăng hạng từ chức danh giảng viên (hạng III) lên chức danh giảng viên chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh giảng viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm đối với người có bằng thạc sĩ, 06 năm đối với người có bằng tiến sĩ; trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên (hạng III) tối thiểu là 02 năm.

 

- Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;

- Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

- Biên soạn giáo án, tập hợp các tài liệu tham khảo liên quan của bộ môn, chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm;

- Có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học; ứng dụng, triển khai những kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào công tác giáo dục và đào tạo, sản xuất và đời sống;

- Có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên.

 

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1437 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;