Tiêu chuẩn đăng kiểm viên tàu cá hạng II, III từ 01/01/2019

Đăng kiểm viên tàu cá là người có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng các tiêu chuẩn và được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá để thực hiện đăng kiểm tàu cá theo quy định của pháp luật.

dang kiem vien tau ca, hang II, hang III, 23/2018/TT-BNNPTNT

Hình ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Theo đó, Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chuẩn đăng kiểm viên hạng III, hạng II cụ thể như sau:

1. Tiêu chuẩn đăng kiểm viên hạng III:

  • Tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến tàu cá, tàu biển, điện, nhiệt lạnh, chế tạo máy hoặc chế tạo trang thiết bị lắp đặt trên tàu;

  • Có trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương;

  • Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;

  • Có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng III;

  • Có thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại cơ sở đăng kiểm tối thiểu là 01 năm đối với người có trình độ cao đẳng; 06 tháng đối với người có trình độ đại học trở lên.

Nhiệm vụ của đăng kiểm viên hạng III: Kiểm tra, đánh giá trạng thái kỹ thuật hàng năm các loại tàu cá theo chuyên môn được đào tạo.

2. Tiêu chuẩn đăng kiểm viên hạng II:

  • Tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến tàu cá, tàu biển, điện, nhiệt lạnh, chế tạo máy hoặc chế tạo trang thiết bị lắp đặt trên tàu;

  • Có trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương;

  • Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;

  • Đã được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá hạng III và có thời gian thực hiện công tác đăng kiểm tàu cá liên tục ít nhất là 3 năm đối với người có trình độ đại học; ít nhất 5 năm đối với người có trình độ cao đẳng;

  • Có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng II.

Ngoài nhiệm vụ như đăng kiểm viên tàu cá hạng III, đăng kiểm viên tàu cá hạng II thực hiện những nhiệm vụ sau:

  • Thẩm định thiết kế kỹ thuật đóng mới, cải hoán, phục hồi, thiết kế thi công, thiết kế hoàn công tàu cá, máy móc, trang thiết bị lắp đặt lên tàu cá theo chuyên môn được đào tạo;

  • Kiểm tra, đánh giá trạng thái kỹ thuật đóng mới, lần đầu, định kỳ, trên đà, bất thường các loại tàu cá theo chuyên môn được đào tạo;

  • Kiểm tra, giám sát chế tạo vật liệu, máy móc và trang thiết bị lắp đặt lên tàu cá.

Chi tiết xem tại Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT, có hiệu lực từ 01/01/2019.

Lê Hải

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

664 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;