Tiếp tục thực hiện cải cách quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá nhân

Tiếp tục thực hiện cải cách quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá nhân
Trần Thanh Rin

Chính phủ ban hành Nghị quyết 58/NQ-CP ngày 21/4/2023, trong đó yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện cải cách quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá nhân.

Tiếp tục thực hiện cải cách quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá nhân

Tiếp tục thực hiện cải cách quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá nhân (Hình từ Internet)

Chính phủ ban hành Nghị quyết 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.

Tiếp tục thực hiện cải cách quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá nhân

Theo đó, đối với nhiệm vụ cần triển khai trong ngắn hạn, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện cải cách quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá nhân nhằm giảm dần sự khác biệt giữa chính sách thuế của doanh nghiệp và hộ kinh doanh; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2023.

Đồng thời chỉ đạo Tổng cục Hải quan chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đơn giản hóa tối đa các quy trình hành chính hiện tại hoặc xem xét áp dụng các quy trình xuất, nhập khẩu ưu tiên để hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu thời gian, chi phí ở các khâu thực hiện trong nước nhằm đẩy nhanh quy trình, thủ tục nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu và đẩy nhanh xuất khẩu các sản phẩm nông sản, các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ đạo.

Ngoài ra còn theo dõi, đánh giá tình hình hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất

Đối với việc hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các công việc sau đây:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác dự báo, phối hợp hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, tài khóa với các chính sách vĩ mô khác và cân đối nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ một số đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề của giá xăng dầu như hỗ trợ ngư dân bám biển, hỗ trợ doanh nghiệp vận tải, người thu nhập thấp theo quy định.

- Tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã được các cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

- Tập trung nghiên cứu, hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền quyết định để sớm triển khai vào thực tế các giải pháp giảm tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức; tiếp tục phối hợp các Bộ, ngành, hiệp hội rà soát trình Chính phủ điều chỉnh mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước.

- Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước vốn chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP, hoàn thành trong tháng 4 năm 2023.

- Rà soát, đánh giá các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Nghị định 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và kiến nghị giải pháp tháo gỡ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2023.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp giảm chi phí nguyên liệu, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, đặc biệt thức ăn chăn nuôi.

Phấn đấu đến năm 2025 sẽ đạt 1,5 triệu doanh nghiệp

Tại Nghị quyết 58/NQ-CP ngày 21/4/2023, Chính phủ đã đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như sau;

- Đạt 1,5 triệu doanh nghiệp; 8.000-10.000 hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.

- Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65-70% GDP cả nước, khoảng 30-35% tổng việc làm trong nền kinh tế, 98-99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

- Khoảng 35-40% tổng số doanh nghiệp có hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.

- 100% cơ sở kinh doanh bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 30.000 cơ sở kinh doanh được hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số.

- Mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được xếp vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới.

- 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

- 80% doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo.

Xem thêm tại Nghị quyết 58/NQ-CP có hiệu lực từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 15/6/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1068 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;