Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số
Trần Thanh Rin

Tôi muốn hỏi có phải Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu đúng không? – Bích Ngọc (Lâm Đồng)

Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 08/9/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn 4891/BGDĐT-GDDT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 – 2024 đối với giáo dục dân tộc.

Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Cụ thể, trong việc rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp, duy trì số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh dân tộc thiểu ở các cấp học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra các nhiệm vụ sau đây:

(1) Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới, tổ chức lại các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi, nhất là các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có tổ chức ăn, ở tập trung cho học sinh bán trú phù hợp với quy hoạch và điều kiện thực tế của địa phương. Việc sắp xếp phải đảm bảo nguyên tắc có lộ trình cụ thể, hợp lý, thuận lợi cho việc học tập của học sinh, gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông.

(2) Thực hiện các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ huy động trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số ở các cấp học, bậc học từ mầm non đến phổ thông đi học đúng độ tuổi; tăng tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số 5 tuổi đi học mẫu giáo, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số hoàn thành cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở; giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học; duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục các cấp học nhằm hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số lĩnh vực giáo dục đào tạo.

(3) Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm định, đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục ở địa phương, từ đó có các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

(4) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021 - 2030 để kiên cố hóa trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đặc biệt là các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có tổ chức ăn, ở tập trung cho học sinh bán trú.

Tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất trường, lớp, công trình và lập kế hoạch đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, đặc biệt chú ý đối với các trường ở khu vực có nguy cơ sạt lở đất, gần sông suối; chủ động ứng phó thiên tai, mưa lũ, bão lớn.

Tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc

Để tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra các nội dung sau đây:

- Các sở GDĐT tiếp tục tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về phát triển giáo dục dân tộc; thực hiện nghiêm túc phân cấp quản lí về giáo dục dân tộc theo các quy định hiện hành; đề xuất các cơ chế chính sách, giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc.

- Chú trọng hoàn thiện hệ thống quản lí, chỉ đạo giáo dục dân tộc ở các tỉnh/thành phố có đông học sinh giáo dục dân tộc, đảm bảo sở giáo dục đào tạo phải có bộ phận đầu mối quản lí, chỉ đạo về giáo dục dân tộc của địa phương.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng và quản lí cơ sở dữ liệu về giáo dục dân tộc của địa phương theo các cấp học và theo từng dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt công tác thông tin, báo cáo, đáp ứng có chất lượng, kịp thời các văn bản chỉ đạo về giáo dục dẫn tộc của Bộ GDĐT.

- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi: về số lượng, chất lượng cơ cấu đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất thiết bị của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số; dạy học tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc thiểu số trong trường phổ thông và dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục công tác ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi; dạy học ngoại ngữ và giáo dục văn hóa dân tộc trong các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

- Kiểm tra, đánh giá các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, các trường dự bị đại học, Trường Hữu Nghị 80, Trường Hữu Nghị T78, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc về quản lý các hoạt động giáo dục, thực hiện quy chế dân chủ, trách nhiệm giải trình, đảm bảo sự tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định tại Nghị định 24/2021/NĐ-CP.

Xem thêm nội dung tại Công văn 4891/BGDĐT-GDDT ngày 08/9/2023.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

585 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;