Thuê nhà, thuê trọ, nỗi lo mất tiền cọc!

Nhà, phòng trọ cho thuê có không gian thoải mái, giá cả phải chăng và đảm bảo an ninh là nhu cầu của đông đảo người đi thuê, thế nhưng nhà đã tìm được nhưng người thuê đôi lúc bất an sợ bị lừa, bị mất tiền bởi thời gian gần đây xuất hiện nhiều câu chuyện của các bạn sinh viên bị mất tiền cọc, tăng giá nhà khi thuê nhà - phòng trọ với nhiều hình thức tinh vi, xảo trá không ngờ tới của chủ cho thuê.

 

Trên các diễn đàn, website có hàng loạt các tin tức về cho thuê nhà – phòng trọ giá rẻ đánh vào tâm lý chung của người đi thuê. Có bạn nhẹ dạ tới xem phòng trọ thấy khá ưng ý cộng với lời ngon ngọt của chủ nhà cho thuê thì liền đặt cọc ngay, rồi có trường hợp chủ nhà yêu cầu phải để lại cọc giữ nhà nếu không sang hôm sau sẽ có người thuê thì cũng bấm bụng đặt tiền để giữ chân. Đến ngày dọn vào ở mới tá hỏa giá tiền cho thuê tăng lên bất ngờ bởi các chi phí điện, nước, internet,…Mặt khác, chủ nhà còn gây khó dễ đòi thêm tiền cọc, bắt buộc đóng các chi phí đầu tháng chuyển vào, viện cớ hư hỏng tài sản,… “cố ý không cho ở" để người thuê mất tiền cọc.

Đặt cọc tiền thuê nhà là việc bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Bộ luật dân sự 2005 có quy định: “Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác". Như vậy, tiền đặt cọc sẽ được trả lại nếu bên thuê nhà từ chối cho thuê nhưng nếu bên thuê từ chối thuê thì sẽ mất tiền cọc, đây là một thiệt thòi của bên đi thuê do đó người thuê nhà phải suy nghĩ cẩn thận trong việc quyết định thuê và đặt cọc tiền trước. Tuy nhiên, người thuê có thể lấy lại số tiền đặt cọc nếu như cả 2 bên có sự thỏa thuận cụ thể về số tiền đã đặt cọc này hoặc người đi thuê có căn cứ chứng minh người cho thuê vi phạm hợp đồng so với cam kết ban đầu.

Khi thuê nhà, thuê trọ, người thuê cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Tìm hiểu rõ khu vực, nơi mình sẽ thuê, xác định được nhà, dãy trọ cho thuê phải là của chính chủ, hoặc nếu ủy quyền phải có giấy tờ giao dịch cụ thể, có giá trị;
  • Kiểm tra tình trạng, chất lượng và an toàn của các thiết bị, vật dụng có sẵn trong nhà, phòng cho thuê;
  • Người cho thuê nhà phải là người có năng lực hành vi dân sự;
  • Nên lập hợp đồng chi tiết, rõ ràng cụ thể về tiền cọc, tiền nhà, tiền điện, nước, thời hạn thuê, hao mòn tài sản trong quá trình sử dụng,…

Hiện nay, pháp luật không bắt buộc hợp đồng thuê nhà phải công chứng, do đó khi xác lập hợp đồng thuê 2 bên phải thỏa thuận, ghi chú rõ ràng, cụ thể, hoàn thiện về mặt hình thức và nội dung để tránh xảy ra tranh chấp.

Nếu có căn cứ chứng minh chủ nhà cho thuê vi phạm hợp đồng thì bên thuê có thể khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1319 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;