Thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt

Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư 16/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý, bảo trì công trình đường sắt quốc gia được ban hành ngày 04/04/2018.

Theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư 16/2018/TT-BGTVT, việc thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt được quy định cụ thể như sau: 

1. Đối với đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư, căn cứ kế hoạch bảo trì công trình đường sắt hàng năm được phê duyệt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

2. Đối với công tác bảo trì công trình, thiết bị đường sắt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:

  • Đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên, căn cứ kế hoạch bảo trì được phê duyệt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt lập phương án giá sản phẩm, dịch vụ công ích, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt làm căn cứ để triển khai thực hiện;
  • Đối với sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí dưới 500 triệu đồng, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức lập và phê duyệt hồ sơ sửa chữa định kỳ công trình trước khi triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Hồ sơ sửa chữa định kỳ công trình gồm phương án kỹ thuật và dự toán chi phí sửa chữa định kỳ công trình. Quyết định phê duyệt hồ sơ sửa chữa định kỳ công trình phải gửi về Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường sắt Việt Nam để theo dõi, giám sát;
  • Đối với sửa chữa công trình, thiết bị đường sắt có chi phí từ 500 triệu đồng trở lên, doanh nghiệp quản lý, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng, trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình;
  • Đối với sửa chữa đột xuất không có trong kế hoạch bảo trì được phê duyệt, được thực hiện như sau:
    • Đối với sửa chữa đột xuất công trình, bộ phận công trình bị hư hỏng do mưa bão, lũ lụt, động đất, thiên tai, thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão, ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt;
    • Đối với sửa chữa đột xuất công trình, bộ phận công trình bị hư hỏng do các nguyên nhân khác, Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cho Cục Đường sắt Việt Nam phê duyệt; báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện.

3. Căn cứ quyết định phê duyệt các hạng mục công trình theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 16/2018/TT-BGTVT, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức triển khai thực hiện bảo trì công trình theo quy định của pháp luật.

4. Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư theo quy định.

5. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư tự tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt đã nhận chuyển nhượng.

Xem thêm: Thông tư 16/2018/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2018. 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

301 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;