Thực hành quyền công tố: Chức năng cơ bản của VKSND

Thực hành quyền công tố: Chức năng cơ bản của VKSND
Nguyễn Trinh

Theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, thực hành quyền công tố là một trong hai chức năng hiến định Viện kiểm sát nhân dân. Vậy pháp luật quy định như thế nào về chức năng này?

 

1. Bản chất chức năng thực hành quyền công tố của VKSND

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức VKSND 2014, thực hành quyền công tố là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự

2. Nội dung thực hành quyền công tố

Trong quá trình tố tụng hình sự, hoạt động thực hành quyền công tố bao gồm:

  • Khởi tố bị can: Để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tố phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh;
  • Truy tố bị can ra trước tòa án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội;
  • Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên tòa sơ thẩm; nếu vụ án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên tòa phúc thẩm.

3. Phạm vi thực hành quyền công tố

Theo quy định tại  Khoản 1, Điều 3 Luật tổ chức VKSND 2014, thực hành quyền công tố là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố của mình trong những lĩnh vực sau:

  • Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
  • Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
  • Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm;
  • Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự;
  • Điều tra một số loại tội phạm;
  • Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.

4. Ý nghĩa công tác thực hành quyền công tố

Từ bản chất, nội dung, phạm vị hoạt động thực hành quyền công tố, có thể thấy công tác thực hành quyền công tố của VKSND nhằm bảo đảm:

  • Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội;
  • Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật;
  • Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.

Đây là nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức VKSND 2014.

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1649 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;