Dưới đây là thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tại TPHCM.
Thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tại TPHCM (Hình từ internet)
Nội dung quy định tại Quyết định 4182/QĐ-UBND năm 2024 công bố danh mục thủ tục hành chính được phân cấp theo quy định tại Nghị định 84/2024/NĐ-CP thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM.
Thời hạn giải quyết |
Địa điểm thực hiện |
Phí, lệ phí |
Căn cứ pháp lý |
Ghi chú |
- 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với các đối tượng thực hiện thuộc Nhóm (1) theo Phụ lục đính kèm - 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với các đối tượng thực hiện thuộc Nhóm (2) theo Phụ lục đính kèm. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (địa chỉ 159 Pasteur, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3) |
Không |
- Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. - Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020/NĐ-CP. - Nghị định 84/2024/NĐ-CP về thí điểm phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh. - Quyết định 1560/QĐ-LĐTBXH năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP. |
1. Đối tượng thực hiện TTHC: Phụ lục đính kèm.
2. Điều chỉnh cơ quan thực hiện TTHC đối với các đối tượng thực hiện thuộc Nhóm (1) Phụ lục đính kèm:
- Cơ quan tiếp nhận: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |
Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động;
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
- Chào bán dịch vụ;
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tình nguyện viên;
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Giải thích một số thuật ngữ liên quan đến lao động nước ngoài
1. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.
2. Tình nguyện viên là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
3. Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
- Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
5. Giám đốc điều hành là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
- Người đứng đầu và trực tiếp điều hành ít nhất một lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
6. Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Được đào tạo ít nhất 1 năm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
7. Hiện diện thương mại bao gồm tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
8. Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng là người lao động nước ngoài làm việc ít nhất 02 năm (24 tháng) trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam và phải đáp ứng quy định đối với chuyên gia tại khoản 3.
9. Người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức chào bán dịch vụ là người lao động nước ngoài không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó, với điều kiện không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.
(Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP)
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |