Thông tư 33: Hoạt động đào tạo chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ ĐH, CĐ

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 33/2014/TT-BGDĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng.

Thông tư 33: Hoạt động đào tạo chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ ĐH, CĐ, Thông tư 33/2014/TT-BGDĐT

Thông tư 33: Hoạt động đào tạo chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ ĐH, CĐ (Ảnh minh họa)

Theo đó, Thông tư 33/2014/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn hoạt động đào tạo của Chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng như sau:

1. Công tác tuyển sinh ngành điều dưỡng được thực hiện nghiêm túc, khách quan, đảm bảo các yêu cầu sử dụng nhân lực trong lĩnh vực điều dưỡng.

  • Tuân thủ các quy định tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

  • Số lượng tuyển sinh phù hợp với năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo và theo nhu cầu xã hội;

  • Công khai, minh bạch quy trình tuyển chọn người học của nhà trường.

2. Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo có hiệu quả.

  • Sắp xếp, tổ chức khóa học tại trường và tại cơ sở thực hành lâm sàng phù hợp theo từng cấp độ trong tiến trình đào tạo có đối chiếu với Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam để trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng;

  • Sử dụng các phương pháp dạy và học đã được mô tả trong chương trình đào tạo, chú trọng hoạt động dạy và học lấy người học làm trung tâm, thúc đẩy hình thành kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp và khả năng ra quyết định chăm sóc cần có của người điều dưỡng;

  • Tổ chức dạy và học lý thuyết, thực hành, thực tập lâm sàng dựa trên năng lực và căn cứ vào những bằng chứng mới nhất, đáng tin cậy nhất.

3. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá người học có hiệu quả và phù hợp với lĩnh vực điều dưỡng.

  • Việc kiểm tra, đánh giá người học được tổ chức nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo chính xác, công bằng và khách quan;

  • Thực hiện đổi mới việc kiểm tra, đánh giá; sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá đa dạng, khách quan tạo động lực cho dạy và học;

  • Hằng năm, tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá, cải tiến hoạt động kiểm tra, đánh giá trên cơ sở thu thập ý kiến phản hồi từ người học và giảng viên.

4. Hoạt động thực hành nghề nghiệp được tổ chức có hiệu quả.

  • Tổ chức cho người học tham gia vào các hoạt động thực hành nghề nghiệp ngay từ năm thứ nhất để người học có sự hiểu biết về nghề nghiệp và tham gia vào môi trường chuyên nghiệp;

  • Tổ chức các hoạt động thực hành nghề nghiệp tạo điều kiện cho người học vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và phát triển kỹ năng nghề nghiệp;

  • Thường xuyên lấy ý kiến phản hồi từ cơ sở lâm sàng, người học, giảng viên và nhân viên y tế về hoạt động thực hành nghề nghiệp.

5. Kết hợp các hoạt động dạy và học với nghiên cứu khoa học trong đào tạo điều dưỡng.

  • Nhà trường hoặc khoa, bộ môn có các biện pháp hữu hiệu kết hợp giữa dạy, học và nghiên cứu khoa học điều dưỡng;

  • Nhà trường hoặc khoa, bộ môn có các đề tài nghiên cứu khoa học về điều dưỡng, trong đó có sinh viên từ năm thứ hai trở lên của chương trình tham gia;

  • Nhà trường hoặc khoa, bộ môn có các kết quả nghiên cứu khoa học về điều dưỡng được ứng dụng trong giảng dạy và học tập.

6. Đảm bảo an toàn, chính xác và khoa học trong lưu trữ kết quả học tập và rèn luyện của người học, đảm bảo thuận lợi cho việc phổ biến, quản lý, truy cập và tổng hợp báo cáo.

  • Có sự phân cấp, phân công trách nhiệm trong việc quản lý kết quả học tập và rèn luyện của người học;

  • Kết quả học tập được lưu trữ bằng nhiều hình thức đa dạng, có phần mềm chuyên dụng để lưu trữ kết quả học tập, đảm bảo an toàn và bảo mật;

  • Việc lưu trữ kết quả học tập thuận lợi cho việc quản lý, tổng hợp báo cáo và người học truy cập kết quả học tập của bản thân.

7. Các hoạt động đào tạo điều dưỡng được định kỳ đánh giá để cải tiến và nâng cao chất lượng.

  • Định kỳ triển khai đánh giá các hoạt động đào tạo;

  •  Có biện pháp giám sát thực hiện đánh giá định kỳ các hoạt động đào tạo;

  • Có biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo theo kết quả đánh giá.

Chi tiết xem tại Thông tư 33/2014/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 18/11/2014.

Ty Na

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

671 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;