Ngày 23/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 31/2013/TT-BTNMT ban hành quy trình nghiệp vụ lưu trữ tài liệu đất đai.
Thông tư 31: Quy trình bảo quản tài liệu dạng số lưu trũ dạng số (Ảnh minh họa)
Theo đó, Thông tư 31/2013/TT-BTNMT quy định về quy trình bao quản tài liệu lưu trữ đất đai dạng giấy. Cụ thể như sau:
1. Thời gian bảo quản tài liệu lưu trữ đất đai dạng giấy là 3 năm/lần đối với tài liệu trong kho tạm, 4 năm/lần đối với tài liệu trong kho thông thường; 5 năm/lần đối với tài liệu trong kho chuyên dụng.
2. Công tác chuẩn bị
Lấy hộp tài liệu từ giá xuống;
Vận chuyển hộp bảo quản tài liệu từ giá đến nơi vệ sinh bằng xe đẩy.
3. Thực hiện vệ sinh tài liệu
Vệ sinh hộp tài liệu, gồm: Lấy hồ sơ ra khỏi hộp; Làm sạch bên trong hộp.
Vệ sinh bìa hồ sơ, gồm: Lấy tài liệu ra khỏi bìa hồ sơ; Làm sạch bìa hồ sơ bằng chổi lông mềm.
Vệ sinh tài liệu gồm: Làm sạch bàn vệ sinh tài liệu; Trải từng tờ tài liệu lên bàn; Làm sạch từng tờ tài liệu bằng chổi lông mềm.
4. Kết thúc vệ sinh tài liệu
Đưa tài liệu vào bìa hồ sơ, gồm: Sắp xếp tài liệu theo trật tự ban đầu; Đưa hồ sơ vào hộp.
Đưa hồ sơ vào hộp bảo quản tài liệu, gồm: Sắp xếp hồ sơ theo trật tự ban đầu; Đưa hồ sơ vào hộp.
Xếp hộp tài liệu lên giá bảo quản, gồm: Vận chuyển hộp từ nơi vệ sinh đến giá bằng xe đẩy; Xếp hộp lên giá theo trật tự ban đầu.
Kiểm tra vệ sinh tài liệu.
Bên cạnh đó, Thông tư này còn quy định về phục chế nhỏ (vá, dán) tài liệu đất đia dạng giấy bao gồm:
Công tác chuẩn bị:
Ghi ký hiệu, đánh số tờ;
Giao nhận tài liệu, chuyển đến nơi thực hiện phục chế;
Xác định tình trạng ban đầu, ghi phiếu mô tả tài liệu;
Tháo gỡ ghim kẹp hoặc bóc tài liệu dính bết;
Làm phẳng tài liệu;
Vệ sinh, tẩy các vết bẩn trên tài liệu.
Thực hiện vá, dán tài liệu:
Vá tài liệu giấy (20 cm2);
Chọn giấy vá tài liệu có cùng chất liệu với tài liệu cần vá;
Đặt tài liệu và giấy vá lên hộp đèn soi, dùng bút chì mềm tô lên giấy vá những chỗ rách, thủng của tài liệu;
Dùng kim châm theo đường bút chì sao cho cách đường bút chì 01 mm;
Dùng tăm bông thấm nước sạch quét lên đường kim châm;
Lấy phần vá lên tẩy sạch vết chì và quét hồ;
Đặt miếng vá sao cho cân đều các mép của vết thủng;
Sau 3 đến 5 phút dùng panh gõ nhẹ lên miếng vá;
Dùng dải giấy dó mỏng có bản rộng 2 đến 4 mm quét hồ và dán đè lên xung quanh chỗ vá;
Tài liệu khô lật mặt trái lên và làm viền tiếp mặt sau;
Phơi khô và ép phẳng tài liệu;
Xén mép tài liệu.
Chi tiết xem tại Thông tư 31/2013/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 9/12/2013.
Ty Na
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |