Đây là nội dung đáng chú ý được Bộ trưởng Bộ Y tế đề cập tại Thông tư 26/2019/TT-BYT quy định về Danh mục thuốc hiếm.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2019/TT-BYT, việc xây dựng Danh mục thuốc hiếm phải dựa trên các nguyên tắc sau đây:
Hình minh họa (nguồn internet)
Căn cứ vào các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, các quy trình chuyên môn kỹ thuật do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cơ quan quản lý tham chiếu (bao gồm: Cơ quan quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA), Mỹ, Nhật Bản, Anh, Thụy Sỹ, Úc) hoặc các Hiệp hội y khoa có uy tín trong nước, khu vực hoặc trên thế giới (bao gồm: Hội Tim mạch Việt Nam; Hiệp hội gan mật Châu Á, châu Âu; Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu; Hiệp hội Tim mạch Châu Âu; Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ; Hiệp hội nội tiết, đái tháo đường Hoa Kỳ và các Hiệp hội y khoa uy tín khác) ban hành.
Rà soát, kế thừa danh mục thuốc hiếm đã được ban hành trước đây theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Tham khảo quy định về phân loại bệnh hiếm gặp, phân loại và danh mục thuốc hiếm của Tổ chức Y tế thế giới, cơ quan quản lý tham chiếu và các cơ quan quản lý khác có liên quan.
Danh mục thuốc hiếm được ban hành tại Phụ lục kèm theo Thông tư 26/2019/TT-BYT bao gồm Danh mục thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp và Danh mục thuốc không sẵn có.
Xem toàn văn quy định tại Thông tư 26/2019/TT-BYT có hiệu lực từ 15/10/2019.
Thu Ba
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | [email protected] |