Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất và có hiệu lực từ ngày 27/02/2015.
Thông tư 202: Phương pháp kế toán phân bổ lợi thế thương mại (ảnh minh họa)
Theo đó, tại Điều 20 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định cụ thể về phương pháp kế toán phân bổ lợi thế thương mại, chi tiết như sau:
1. Lợi thế thương mại phát sinh tại ngày mua được phân bổ dần đều vào kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất theo phương pháp đường thẳng trong thời gian không quá 10 năm. Trường hợp số lợi thế thương mại bị tổn thất trong năm cao hơn số phân bổ hàng năm theo phương pháp đường thẳng thì thực hiện phân bổ theo số bị tổn thất.
2. Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại trong kỳ đầu tiên, kế toán xác định lợi thế thương mại phải phân bổ trong kỳ, ghi:
Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Lợi thế thương mại phân bổ trong kỳ);
Có Lợi thế thương mại (Lợi thế thương mại phát sinh trong kỳ)
3. Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại từ kỳ thứ hai trở đi, kế toán phải phản ánh số phân bổ trong kỳ này và số lũy kế đã phân bổ từ ngày mua đến ngày đầu kỳ báo cáo và ghi nhận như sau:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước(số LTTM đã phân bổ lũy kế đến cuối kỳ trước);
Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Số LTTM phân bổ trong kỳ báo cáo);
Có Lợi thế thương mại (LTTM đã phân bổ lũy kế đến cuối kỳ báo cáo).
4. Sau khi đã phân bổ hết lợi thế thương mại, bút toán điều chỉnh như sau:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước;
Có Lợi thế thương mại.
Chi tiết xem tại Thông tư 202/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 27/02/2015.
Ty Na
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |