Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 13/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong phát hiện sinh vật biến đổi gen bằng phương pháp phân tích định tính, định lượng Axit deoxyribonucleic, ban hành ngày 31/3/2014.
Quy định về việc tách chiết ADN - Ảnh minh họa
Cụ thể, tại Quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong phát hiện sinh vật biến đổi gen bằng phương pháp phân tích định tính, định lượng Axit Deoxyribonucleic ban hành kèm theo Thông tư 13/2013/TT-BTNMT quy định theo TCVN 7606:2007 (ISO 21571), nguyên tắc cơ bản của việc tách chiết ADN bao gồm việc giải phóng ADN ra dung dịch hỗn hợp các chất và tiếp theo là tinh sạch ADN ra khỏi hỗn hợp đó. Các bước chính để tách chiết ADN bao gồm:
Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất;
Nghiền mẫu;
Tách chiết ADN;
Tinh sạch ADN.
Có rất nhiều phương pháp để tách chiết ADN và tùy thuộc vào nguồn gốc các loại mẫu phẩm (động vật, thực vật hay vi sinh vật) có những phương pháp tách chiết phù hợp. Trong tập định mức kinh tế-kỹ thuật này áp dụng 3 phương pháp tách ADN đối với các đối tượng động vật, thực vật và vi sinh vật, cụ thể như sau:
Tách chiết ADN của các mẫu sinh học có nguồn gốc từ thực vật dựa trên CTAB (Cetyl trimethylammonium bromide);
Tách chiết ADN của các mẫu sinh học có nguồn gốc từ động vật dựa trên phenol/cloroform;
Phương pháp chiết ADN đối với nấm men và/hoặc nấm sợi thu được từ thực phẩm dựa trên phenol/cloroform.
Chi tiết xem thêm Thông tư 13/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực từ 05/8/2013.
Lê Vy
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |