Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Thời hạn GP tiến hành công việc bức xạ, Chứng chỉ nhân viên bức xạ là bao lâu? (Ảnh minh họa)
Theo Điều 37 Nghị định 142/2020/NĐ-CP, thời hạn của Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và Chứng chỉ nhân viên bức xạ được quy định như sau:
1. Giấy phép tiến hành công việc bức xạ có thời hạn như sau:
- 12 tháng đối với các công việc: Nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ nhóm 4, nhóm 5 theo QCVN 6:2010/BKHCN (Cấp cho từng chuyến hàng đối với nguồn phóng xạ kín, nhiều chuyến hàng đối với nguồn phóng xạ hở).
- 06 tháng đối với các công việc: Nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 theo QCVN 6:2010/BKHCN, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân (cấp cho từng chuyến hàng).
- 06 tháng đối với các công việc: Vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.
- 05 năm đối với công việc vận hành thiết bị chiếu xạ.
- 03 năm đối với các công việc bức xạ khác.
Theo đó, thời hạn của giấy phép gia hạn được tính từ ngày hết hạn của giấy phép cũ.
Lưu ý:
- Giấy phép sửa đổi, bổ sung, cấp lại có thời hạn như thời hạn của giấy phép cũ, trừ trường hợp sửa đổi giấy phép.
- Giấy phép sửa đổi để hợp nhất các giấy phép đã được cấp và còn hiệu lực có thời hạn theo thời hạn của giấy phép được cấp gần nhất.
2. Thời hạn Chứng chỉ nhân viên bức xạ
Theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP, Chứng chỉ nhân viên bức xạ không có thời hạn.
Xem chi tiết tại Nghị định 142/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 01/02/2021.
Thùy Trâm
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |