Theo dõi TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu của NHNN theo nguyên tắc gì?

Ngày 31/12/2019, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

nguyen tac theo doi TSCD, dung cu, vat lieu cua NHNN, Thong tu 35/2019/TT-NHNN

Hình minh họa (nguồn internet)

Theo đó, việc theo dõi TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Mọi tài sản là TSCĐ, công cụ, dụng cụ, vật liệu phải được phản ánh, theo dõi đầy đủ và có hệ thống trên phân hệ FA.

- Đối với TSCĐ:

  • Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Khi phát sinh việc nâng cấp, mở rộng, sửa chữa phải thực hiện theo dõi theo từng TSCĐ.

  • Khi nhập TSCĐ, trường hợp TSCĐ là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian trích khấu hao khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó thì đơn vị NHNN phải phân loại theo mỗi bộ phận tài sản đó, mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập.

  • Mỗi TSCĐ phải được theo dõi theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ

=

Nguyên giá của TSCĐ

-

Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

  • Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, đơn vị NHNN phải thực hiện theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 35/2019/TT-NHNN.

- Đối với công cụ, dụng cụ: Tất cả công cụ, dụng cụ phải được theo dõi chi tiết theo từng loại, từng đối tượng sử dụng. Thời gian theo dõi công cụ, dụng cụ được bắt đầu từ khi mua sắm cho đến khi thanh lý, không phân biệt công cụ, dụng cụ đó đã phân bổ hết giá trị hay chưa.

- Đối với vật liệu: Tất cả vật liệu trong kho phải được theo dõi chi tiết theo từng loại vật liệu theo số lượng, đơn giá theo từng lần nhập, xuất và số lượng, thành tiền tồn kho theo phương pháp đích danh.

- Định kỳ cuối hàng năm, đơn vị phải tiến hành kiểm kê TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu. Trường hợp phát hiện thừa, thiếu đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

Xem chi tiết tại Thông tư 35/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/3/2020.

Thu Ba

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1041 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;