Chủ sở hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm:
- Kiểm tra công trình đường bộ thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc sửa chữa, bảo dưỡng và các công việc khác; đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình
- Cập nhật, tổng hợp tình hình hư hỏng các công trình thuộc phạm vi quản lý để xây dựng kế hoạch bảo trì, báo cáo cấp có thẩm quyền và tổ chức sửa chữa, khắc phục hư hỏng để đảm bảo giao thông đường bộ an toàn, thông suốt.
Bên cạnh đó, nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình có trách nhiệm:
- Theo dõi thường xuyên và cập nhật tình trạng chất lượng các công trình được giao quản lý, kịp thời phát hiện các hiện tượng hư hỏng, xuống cấp của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;
- Lập báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình chất lượng công trình đường bộ được giao quản lý, bảo dưỡng; báo cáo đột xuất khi xuất hiện hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình;
- Lưu ý, đối với trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ tự thực hiện công việc quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình đường bộ thì thực hiện theo quy định nêu trên
Xem chi tiết Thông tư 37/2018/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 24/7/2018.
-Thảo Uyên-
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn