Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Việt Nam có quy định: Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm; có quyền được bảo vệ danh dự, uy tín của mình
Gần đây, trên các trang mạng điện tử rộ lên thông tin nữ diễn viên vì bức xúc cá nhân đã có những lời lẽ chê bai khiến đạo diễn bộ phim phải lên tiếng đòi khởi kiện vì đã bôi nhọ, danh dự uy tín của ekip bộ phim.
Thực tế xảy ra những vụ việc tương tự trên khá nhiều, tuy nhiên việc bày tỏ những bức xúc cá nhân ở đâu và phạm vi như thế nào là một điều hết sức cẩn thận. Để đánh giá một vấn đề và tính chất nghiêm trọng của nó phải xem xét nó trên nhiều khía cạnh, trong đó khía cạnh pháp lý là một yếu tố quyết định của vấn đề.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Việt Nam có quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” và “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.”
Danh dự, nhân phẩm, uy tín là bộ mặt quan trọng của một con người. Do đó mỗi công dân, mỗi con người có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Điều 609 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý mà xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Tuy nhiên để xác định thế nào là bôi nhọ hay xâm phạm danh dự, uy tín là một vấn đề còn bật cập mà chế định dân sự chưa đề cập tới.
Chúng ta có thể hiểu như sau:
Bất kỳ ai có những hành vi bôi nhọ hay xâm phạm danh dự, uy tín sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại pháp luật dân sự hiện hành, hoặc có thể sẽ cấu thành tội hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự 1999 như sau:
“Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Ngoài ra, hành vi xâm phạm danh dự, uy tín còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 174/2013/NĐ-CP
Tuy nhiên để đánh giá mức độ vi phạm của hành vi cần phải xem xét đến tính chất lỗi và thiệt hại xảy ra của hành vi.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |