Thay thế, sửa đổi định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản không còn phù hợp

Thay thế, sửa đổi định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản không còn phù hợp
Trần Thanh Rin

Thay thế, sửa đổi định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản không còn phù hợp là nội dung được đề cập Quyết định 643/QĐ-TTg ngày 05/6/2023.

Thay thế, sửa đổi định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản không còn phù hợp

Thay thế, sửa đổi định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản không còn phù hợp (Hình từ Internet)

Ngày 05/6/2023, Thủ tướng ban hành Quyết định 643/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản.

Thay thế, sửa đổi định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản không còn phù hợp

Cụ thể, Thủ tướng đã đưa ra các nhiệm vụ, giảp pháp trong việc hoàn thiện hệ thống thể chế pháp lý - kỹ thuật về thủy sản như sau:

-  Lập kế hoạch xây dựng, rà soát văn bản pháp luật hàng năm, 05 năm để loại bỏ, sửa đổi những quy định không phù hợp hoặc bổ sung những quy định còn thiếu kịp thời phục vụ sản xuất và quản lý nhà nước về thủy sản.

Gắn nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật đến các đối tượng có liên quan ngay trong quá trình xây dựng và sau khi được ban hành; thường xuyên tổ chức đánh giá, tổng kết việc triển khai, thực hiện các văn bản để kịp thời, điều chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nếu có.

- Tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả chiến lược, chương trình, đề án, dự án, chính sách liên quan đến lĩnh vực thủy sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Xây dựng bộ tiêu chí và hướng dẫn để theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án và các chính sách về thủy sản.

- Rà soát để thay thế, sửa đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam, định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản không còn phù hợp với thực tiễn sản xuất và yêu cầu quản lý.

Tiến hành xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam, định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất và quản lý.

Trong đó ưu tiên xây dựng cho các đối tượng nuôi mới, có giá trị, có tiềm năng phát triển; khu vực bến cá, cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão; khu vực thu gom xử lý chất thải, rác thải trong sản xuất; hệ thống kho lạnh; cơ sở hạ tầng nuôi biển....

Đến năm 2025, Kiểm ngư địa phương sẽ được thành lập

Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản bao gồm các nội dung sau đây:

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành thủy sản được rà soát, sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển thủy sản bền vững.

Các quy hoạch, chương trình, đề án, dự án thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt, bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả.

- Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương được kiện toàn, tổ chức, sắp xếp phù hợp với quy định của pháp luật liên quan, yêu cầu và nhu cầu quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

+ Địa vị pháp lý và tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại các tỉnh, thành phố thuộc trung ương ven biển có cảng cá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định được xác định, củng cố, tăng cường để phục vụ hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản xuất khẩu.

+ Tăng cường hiệu quả hoạt động của các Ban quản lý khu bảo tồn biển, xây dựng và thực thi quy chế phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng chuyên trách trong kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và thực hiện các nhiệm vụ về bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản.

+ Kiểm ngư địa phương được thành lập, kiện toàn theo Luật Thủy sản năm 2017 và Đề án tổng thể phát triển lực lượng kiểm ngư đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phân cấp quản lý nhà nước về thủy sản giữa các cơ quan, đơn vị ở trung ương và giữa trung ương với địa phương được thực hiện triệt để, rõ ràng, minh bạch theo hướng một đơn vị chịu trách nhiệm và thực hiện nhiều nhiệm vụ.

- Nguồn nhân lực tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản được tăng cường về số lượng và chất lượng; có kỹ năng và kiến thức thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm.

- Cơ quan quản lý thủy sản thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển hoặc các địa phương có ngành thủy sản phát triển ưu tiên bố trí ít nhất 01 biên chế có chuyên môn đào tạo về thủy sản để theo dõi và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

- Công nghệ thông tin và chuyển đổi số được ứng dụng vào các hoạt động quản lý nhà nước ngành thủy sản để đảm bảo công tác chỉ đạo điều hành được thông suốt, kịp thời, hiệu quả từ trung ương đến địa phương.

Xem thêm tại Quyết định 643/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

657 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;