Vừa qua, Chính phủ đã chính thức ký ban hành Nghị định 86/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.
Thay đổi quy định về sổ đăng ký tàu biển từ ngày 15/9/2020 - Ảnh minh họa
Theo đó, tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định về sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam như sau:
- Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam được sử dụng để ghi lại các thông tin liên quan đến tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động đã được đăng ký hoặc xóa đăng ký theo quy định, sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam được lập dưới dạng sổ ghi chép trên giấy và cơ sở dữ liệu điện tử.
- Nội dung chủ yếu của sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, cụ thể gồm:
Tên cũ, tên mới của tàu biển; tên, nơi đặt trụ sở của chủ tàu; tên, nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của chủ tàu nước ngoài; tên, nơi đặt trụ sở của người thuê tàu trần, người thuê mua tàu xin đăng ký; tên người khai thác tàu (nếu có); loại tàu biển và mục đích sử dụng;
Cảng đăng ký;
Số đăng ký;
Thời điểm đăng ký;
Tên, địa chỉ nhà máy đóng tàu biển và năm đóng tàu biển;
Các thông số kỹ thuật chính của tàu biển;
Tình trạng sở hữu tàu biển và những thay đổi có liên quan đến sở hữu;
Thời điểm và lý do của việc xóa đăng ký;
Thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển.
Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam tổ chức in ấn, hướng dẫn sử dụng và bảo quản Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Chi tiết quy định tại Nghị định 86/2020/NĐ-CP, có hiệu lực ngày 15/9/2020.
Lê Vy
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |