Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, trong đó có quy định tên của hội không được vi phạm thuần phong mỹ tục.
Thành lập hội không được vi phạm thuần phong mỹ tục (Ảnh minh họa)
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định: "Hội được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan."
Nguyên tắc hoạt động được quy định tại Điều 3 Nghị định 45/2010/NĐ-CP, bao gồm:
Tự nguyện; tự quản;
Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch;
Tự bảo đảm kinh phí hoạt động;
Không vì mục đích lợi nhuận;
Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội.
- Tên, biểu tượng:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 45/2010/NĐ-CP: Tên của hội được viết bằng tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; tên, biểu tượng của hội không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với tên của hội khác đã được thành lập hợp pháp; không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.
- Trụ sở, con dấu và tài khoản:
Hội có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản và có thể có biểu tượng riêng. Trụ sở chính của hội đặt tại Việt Nam.
Như vậy, các chủ thể thành lập hội được tự do đặt tên cho hội nhưng phải đảm bảo thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa dân tộc và không vi phạm đạo đức xã hội.
Xem thêm chi tiết tại: Nghị định 45/2010/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/7/2010.
Nguyên Phú
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |