Thẩm tra dự án Luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết: Những điều cần biết

Thẩm tra dự án Luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết: Những điều cần biết
Nguyễn Trinh

Theo quy định pháp luật hiện hành, trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ đến cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Ủy ban về các vấn đề xã hội và cơ quan khác tham gia thẩm tra để tiến hành thẩm tra.

 

Cụ thể, theo quy định tại Điều 64 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, hồ sơ dự án, dự thảo để thẩm tra bao gồm:

  • Tờ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án, dự thảo;
  • Dự thảo văn bản;
  • Báo cáo thẩm định đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình; ý kiến của Chính phủ đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình; bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý;
  • Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo; báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án, dự thảo;
  • Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
  • Dự thảo văn bản quy định chi tiết và tài liệu khác (nếu có).

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cụ thể nội dung thẩm tra dự án, dự thảo tập trung vào các vấn đề trọng tâm sau:

  • Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản;
  • Nội dung của dự thảo văn bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; việc giao và chuẩn bị văn bản quy định chi tiết (nếu có);
  • Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với chủ trương, đường lối của Đảng; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Tính khả thi của các quy định trong dự thảo văn bản;
  • Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
  • Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
  • Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm tra yêu cầu cơ quan trình dự án, dự thảo báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung dự án, dự thảo.

Đây là nội dung được quy định tại Điều 65 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

857 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;